(HBĐT) - Chị Đinh Thị Diêu, Chủ tịch Hội LHPN xã Lũng Vân (Tân Lạc) cho biết: Là xã vùng cao của huyện, trình độ, nhận thức của hội viên còn hạn chế, không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong những năm qua, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN xã chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Từ phong trào đã tạo điều kiện cho các hội viên đẩy mạnh lao động sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng.
Chị Đinh Thị Diêu, Chủ tịch Hội LHPN xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc (bên trái) giới thiệu mô hình trồng su su lấy ngọn đem lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho nhiều hội viên trong xã.
Để thực hiện phong trào hiệu quả, Hội đã chỉ đạo các Chi hội xây dựng quỹ hội, mô hình tiết kiệm đạt trên 162 triệu đồng; nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện trên 3,1 tỷ đồng cho 120 lượt hội viên của 4 tổ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các chi hội rà soát các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, xác định nguyên nhân nghèo, từ đó phân công hội viên nòng cốt, hội viên có điều kiện kinh tế giúp đỡ họ phát triển sản xuất.
Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn cho hội viên vay, Hội LHPN xã Lũng Vân còn phối hợp với cán bộ khuyến nông xã, các doanh nghiệp tổ chức chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các hội viên. Vận động hội viên tham gia phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... Xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả, như: Mô hình trồng cây su su lấy ngọn; trồng quýt, đào; chăn nuôi trâu, bò.
Trong đó, tiêu biểu phải kể đến chị Đinh Thị Di, hội viên Chi hội xóm Lự phát triển mô hình trồng su su lấy ngọn kết hợp với vườn, ao, chuồng, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng; chị Hà Thị Lữ, xóm Chiềng trồng quýt kết hợp kinh tế vườn, ao, chuồng và mua xe chở hàng nông sản của bà con về Hà Nội bán cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; chị Đinh Thị Dì, xóm Nghẹ trồng quýt, nuôi gà đẻ trứng và lợn bản địa… Đây là những điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, có thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng/năm trở lên từ trồng trọt và chăn nuôi của phụ nữ trên địa bàn. Câu chuyện thành công của các chị là sự nỗ lực không ngừng của hội viên phụ nữ trong phát triển kinh tế. Để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, chị em đã tự học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để áp dụng vào thực tế sản xuất.
Chị Đinh Thị Diêu, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết thêm: Bên cạnh việc giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội LHPN xã đã triển khai thực hiện phong trào "Hũ gạo tình thương”. Ngoài ra, Hội cũng tuyên truyền, vận động hội viên góp tiền và ngày công lao động tham gia xây dựng, sửa chữa nhà mái ấm tình thương để giúp hội viên ổn định đời sống, tăng gia sản xuất. Thời gian tới, Hội tiếp tục vận động hội viên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả, trồng đào; vận động, hỗ trợ hội viên trong việc tập huấn khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả đặc sản, cho hiệu quả kinh tế cao, phấn đấu mỗi chi hội có từ 1-2 hội viên thoát nghèo…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Agribank Hòa Bình) luôn quan tâm đến việc thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) trong tỉnh. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy NNNT trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Ngô Quang Lợi, Phó Giám đốc Agribank Hòa Bình về vấn đề này.
(HBĐT) - Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh phối hợp Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đội QLTT huyện Mai Châu vừa tổ chức buổi tuyên truyền, tư vấn về quyền của người tiêu dùng tại chợ cụm xã Bao La.
(HBĐT) - Theo Quyết định mới ban hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân trên cả nước: Từ ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện bình quân được áp dụng là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc, theo cách tính lũy tiến, bậc cao nhất có giá 2.927 đồng/kWh, thấp nhất 1.678 đồng/kWh.
(HBĐT) - Đáng nhẽ, đến thời điểm này, mía đã phải bán hết từ 1 - 2 tháng trước, nhưng ở xã Mỹ Hòa (Tân Lạc), vẫn còn trên 150 ha mía tím đứng vườn. Mía ế, giá bán rẻ như cho, người nông dân trồng mía nơi đây lại phải trải qua một vụ mía "đắng” nữa.
(HBĐT) - "Đến thời điểm này, chưa có địa phương nào thông báo xảy ra tình trạng hạn hán trên diện rộng. Nhưng không vì thế mà chủ quan, từ nay đến cuối vụ sản xuất, các địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn nhằm đảm bảo tốt nguồn nước tưới cho sản xuất vụ xuân năm 2019” - đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết.
(HBĐT) -Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh nhận định: Từ nay đến tháng 6/2019, mức nhiệt trên toàn tỉnh phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2018. Nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trong khi lượng mưa ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm 2018. Như vậy, nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất vụ xuân giai đoạn giữa và cuối vụ.