(HBĐT) - Sáng 28/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm  2018. 



Quang cảnh Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018.

Đây là năm thứ 14 liên tiếp VCCI và USAID công bố bộ chỉ số này. Báo cáo PCI năm 2018 là "tập hợp tiếng nói” của đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước về chất lượng điều hành và môi trường kinh doanh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Báo cáo được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ hơn 12.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 20 địa phương đã cung cấp góc nhìn đa dạng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn lực và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam..

PCI được xây dựng nhằm đánh giá về môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Kết quả cho thấy, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI năm 2018 với 70,36 điểm (trên thang điểm 100). Xếp thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp với 70,19 điểm; tỉnh Long An xếp thứ 3 với 68,09 điểm; tỉnh Bến Tre xếp thứ 4 với 67,67 điểm,.

Ở cuối bảng xếp hạng là tỉnh Đắk Nông được 58,16 điểm, xếp thứ 63; tỉnh Lai Châu được 58,33 điểm, xếp thứ 62 và Bình Phước được 60,02 điểm, xếp thứ 61.

Trong bảng xếp hạng, tỉnh Hòa Bình được 61,73 điểm, đứng thứ 48. Như vậy, sau 2 năm liên tiếp xếp thứ 52 (2016, 2017), năm 2018, Chỉ số PCI của tỉnh đã tăng 4 bậc.

Theo VCCI, kết quả điều tra PCI năm 2018 cho thấy mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao. 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới. Tuy nhiên, điều tra năm qua cũng cho thấy dấu hiệu gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và siêu nhỏ. Trong quá trình này, vai trò của các chính quyền cấp tỉnh đang ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.


                                                                                                   HN


Các tin khác


Trung Minh đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 27/3,  tại UBND xã Trung Minh, UBND TP Hòa Bình tổ chức đón bằng công nhận xã Trung Minh đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Dân Hạ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 27/3, tại nhà văn hóa xã Dân Hạ, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Dân Hạ đạt chuẩn NTM năm 2018.

Huyện Lạc Sơn xây dựng thương hiệu nông sản qua OCOP

(HBĐT) -Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được huyện Lạc Sơn chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xây dựng nhãn hiệu tập thể sả Thống Nhất

(HBĐT) -Những năm gần đây, xác định được lợi ích của cây sả, người dân xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tích cực tận dụng diện tích đất vườn, đồi để trồng sả xen canh, mang lại thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình liên kết giữa HTX Nông nghiệp bản Dao xã Thống Nhất với Công ty CP dược liệu Việt Nam để lấy tinh dầu cho hiệu quả cao mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.

Phụ nữ xã Lũng Vân giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chị Đinh Thị Diêu, Chủ tịch Hội LHPN xã Lũng Vân (Tân Lạc) cho biết: Là xã vùng cao của huyện, trình độ, nhận thức của hội viên còn hạn chế, không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong những năm qua, phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN xã chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Từ phong trào đã tạo điều kiện cho các hội viên đẩy mạnh lao động sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục