(HBĐT) - Chiều 28/3, Hội đồng thẩm đình chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức hội nghị thẩm định nghiệm thu Đề án chương trình OCOP tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch hội động thẩm định phát biểu kết luận hội nghị.
Tại hội nghị, đơn vị tư vấn đã nêu thực trạng phát triển các sản phẩm của tỉnh cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh trong phát triển và thương mại hóa các sản phẩm đặc trưng truyền thống. Theo đó, nội dung đề án OCOP tỉnh xác định sản phẩm dịch vụ OCOP tập trung vào 6 nhóm ngành hàng, gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Xác định lựa chọn 2-3 sản phẩm chủ lực tại mỗi huyện; 9-10 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh dự kiến nằm trong các chuỗi cam Cao Phong, cá tôm Sông Đà, bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Thủy, lợn bản địa, rau an toàn để tập trung củng cố, nâng cấp chuỗi theo hướng gia tăng giá trị, chủ động phân phối tiếp thị. Định hướng đến năm 2030, toàn tỉnh có 210 loại sản phẩm OCOP, cụ thể giai đoạn 2018-2020 có 96 sản phẩm; giai đoạn 2021-2030 phát triển thêm 114 sản phẩm. Khi xác định được các sản phẩm chủ lực sẽ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đào tạo nhân lực thực hiện chương trình. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 596 tỷ đồng, trong đó kinh phí từ ngân sách Nhà nước trên 206 tỷ đồng; kinh phí lồng ghép từ các dự án, kế hoạch đang triển khai trên địa bàn tỉnh trên 62 tỷ đồng; kinh phí huy động trên 327 tỷ đồng. Đề án cũng đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ và 9 nhóm giải pháp để tổ chức thực hiện chương trình OCOP tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung của đề án và tham mưu đề xuất đóng góp ý kiến vào đề án.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhấn mạnh: Chương trình OCOP tỉnh là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM và giảm nghèo của tỉnh. Do đó cần xác định sản phẩm chủ lực, chủ thể sản xuất để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế của tỉnh đạt tiêu chuẩn có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước hướng tới xuất khẩu. Giai đoạn 2019-2020, các địa phương cần tập trung vào 6 nhóm sản phẩm chủ lực và 50 sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan thường trực là Sở NN&PTNT phối hợp với đơn vị tư vấn trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ chỉnh sửa hoàn thiện lại đề án chậm nhất đến ngày 30/4 phải hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 27/3, Agribank Hòa Bình phối hợp với Hội LHPN, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và triển khai Nnhị định số 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN,NT).
(HBĐT) - Ngày 27/3, tại UBND xã Trung Minh, UBND TP Hòa Bình tổ chức đón bằng công nhận xã Trung Minh đạt chuẩn NTM năm 2018.
(HBĐT) - Ngày 27/3, tại nhà văn hóa xã Dân Hạ, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Dân Hạ đạt chuẩn NTM năm 2018.
(HBĐT) -Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được huyện Lạc Sơn chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
(HBĐT) -Những năm gần đây, xác định được lợi ích của cây sả, người dân xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) tích cực tận dụng diện tích đất vườn, đồi để trồng sả xen canh, mang lại thu nhập cao. Đặc biệt, mô hình liên kết giữa HTX Nông nghiệp bản Dao xã Thống Nhất với Công ty CP dược liệu Việt Nam để lấy tinh dầu cho hiệu quả cao mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.