Theo Sở Xây dựng: Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh là 14,53%; tiếp đến các năm: 2016, 2017 và 2018 lần lượt là: 16,95%, 18,96% và 21%. Tỷ lệ tăng đô thị hóa của tỉnh cao hơn bình quân của cả nước. Tuy nhiên, đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh mới đạt 54,69% so với bình quân của cả nước (tỷ lệ đô thị hóa của cả nước năm 2018 là 38,4%).
Phân tích thực trạng và các giải pháp phát triển đô thị đang được triển khai, Giám đốc Sở Xây dựng Ngô Ngọc Đức cho biết: Việc nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 25% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh có cơ sở đạt được. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Sở Xây dựng đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh và Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh,đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 25%. Đến nay, cơ sở pháp lý, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh khá đầy đủ. UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể, chi tiết, hàng tháng,quý đều báo cáo UBND tỉnh về tiến độ, kết quả thực hiện.
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển đô thị của tỉnh, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, địa phương để thực hiện giải pháp nâng cao tỷ lệ đô thị hóa. Sở Nội vụ,Sở Xây dựng đang phối hợp với các huyện rà soát kế hoạch phát triển đô thị cho từng đô thị để kịp thời bổ sung những nội dung phát triển đô thị, bảo đảm thống nhất gắn với việc triển khai thực hiện đề án sắp xếp, tổ chứclại đơn vị hành chính trên địa bàn đến năm 2020. Đặt mục tiêu hoàn thành vào quý IV, năm 2019, bảo đảmcó khoảng 50.000người dân vào sống ở khu vực đô thị, đạt tỷ lệ dân số đô thị là201.668/960.480 người theo quy định.
Thành phố Hòa Bình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2020.
Các ngành chức năng đang tham mưu cho tỉnh thực hiện các nhóm về giải pháp phát triển đô thị như: Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị; huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng đô thị; thu hút đầu tư các dự án phát triển đô thị và chương trình lớn chịu ảnh hưởng của vùng Thủ đô Hà Nội, chú trọng các dự án lớn phát triển đô thị mới hoàn chỉnh và đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, các công trình công cộng lớn; triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đô thị, khuyến khích các dự án theo hình thức đối tác công tư…
Các nhiệm vụ cụ thể, trước mắt tập trung đầu tư nâng cấp và phát triển tại 3 đô thị hạt nhân, gồm: TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Mai Châu nhằm kéo tỷ lệ đô thị hóa cả tỉnh đạt mục tiêu Nghị quyết và Chương trình phát triển đô thị của tỉnh. TP Hòa Bình, hiện tỷ lệ đô hóa là 74,33%, đến năm 2020, phấn đấu đạt 78%, đạt tiêu chí của đô thị loại II. Thành phố cần tập trung nguồn lực đầu tưkết cấu hạ tầng, hoàn thiện hạ tầngcác khu công nghiệp bờ trái sông Đà, thu hút lao động nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu qua sông Đà; triển khai ngay các quy hoạch phân khu trên địa bàn, chú trọng trình UBND tỉnh phê duyệt phân khu Trung tâm Quỳnh Lâm; nâng cấpphường Sủ Ngòi và phường Trung Minh vào năm 2019, thực hiện đề án sáp nhập các đơn vị hành chính khác, đầu tư hạ tầng các tiêu chí chưa đạt làm cơ sở trình Bộ Nội vụ… Đối với huyện Lương Sơn đã có những giải pháp cụ thể, rõ ràng để thực hiện các bước phát triển đô thị thị trấn Lương Sơn. Huyện cần sớm trình phê duyệt chương trình phát triển đô thị thị trấn Lương Sơn, phê duyệt đề án công nhận thị trấn Lương Sơn là đô thị loại IV; sớm trình phê duyệt thị trấn Chợ Bến. Đối với huyện Mai Châu, sớm trình phê duyệt chương trình phát triển đô thị thị trấn Mai Châu, Đề án công nhận thị trấn Mai Châu là đô thị loại IV. Đối với các đô thị còn lại,gồmthị trấn của các huyện, tiếp tục tập trungnguồn lực để thoàn thiện các tiêu chí chưa đạt điểm tốt đa của tiêu chí đô thị loại V theo quy định, góp phần nâng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh.
Khó khăn nhất trong việc nâng cấp tỷ lệ đô thị hóa hiện nay là nhucầu đầu tư hạ tầng rất lớn, trong khi đó,nguồn lực từ ngân sách đầu tư công đã phân bổ theo kế hoạch.Phương án kêu gọi, thu hút đầu tư khả dĩ nhất là hợp tác công tư đang vướng vì điều chỉnh của luật và nghị định. Vì vậy, đầu tư hạ tầng theo hình thức BT đang chững lại. Chính vì lẽ đó, tỉnh chú trọng thực hiện giải pháp phát triển thị trường bất động sản, chỉ đạo các ngành rà soát các quỹđất đô thị có lợi thế về thương mại, dịch vụ để đấu giá theo quy định, tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị. Theo Giám đốc Sở Xây dựng Ngô Ngọc Đức, chương trình phát triển đô thị chúng ta phải đặt mục tiêu lớn hơn khi tỉnh nằm sát với Thủ đô và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh ở mức 30% mới tương xứng với vị thế của tỉnh.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Tỉnh sẽ đạt được chỉ tiêu đô thị hóa đạt tỷ lệ 25% vào năm 2020. Tuy nhiên, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao, quyết liệt hành động với các giải pháp cụ thể, sát thực tiễn để nâng cao tỷ lệ đô thị hóa. Các địa phương tập trung sắp xếp lại đơn vị hành chính theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, Trung ương 7. Trên cơ sở quy hoạch, các ngành chức năng và địa phương tập trung rà soát, quản lý hiệu quả quỹ đất, đấu giá đất theo quy định, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
L.C