(HBĐT) - Sở NN&PTNT cho biết, trong thời gian tới, thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng sẽ có đợt không khí lạnh, kèm theo hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa đá, giông, lốc xoáy. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh bùng phát gây hại trên các trà lúa.

Diện tích lúa vụ xuân trà sớm đang giai đoạn ôm đòng, trỗ bông, phần lớn diện tích lúa trong tỉnh sẽ trỗ bông tập trung từ ngày 5 - 10/5 tới. Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 105 ha lúa nhiễm đạo ôn lá; 5 ha nhiễm rầy. Diện tích này đang có xu hướng tăng nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, một số đối tượng sâu, bệnh hại khác như bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, sâu đục thân, chuột... đang phát sinh gây hại.

Để chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra từ nay đến cuối vụ, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở phân công nhiệm vụ, địa bàn cho từng cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã trong chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sâu, bệnh hại lúa xuân. Phát huy tốt vai trò của đội ngũ nhân viên khuyến nông xã, các tổ dịch vụ BVTV xã trong việc tăng cường hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, điều tra, theo dõi diễn biến mật độ, tỷ lệ hại các đối tượng sâu, bệnh hại chính tại từng thời điểm để phát hiện các ổ dịch sâu bệnh và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan BVTV.

Đối với tập đoàn rầy, khuyến cáo chỉ áp dụng phòng trừ rầy bằng biện pháp hóa học trên những thửa ruộng có mật độ rầy cao hơn 2000 con/m2; phun tập trung tại các ổ rầy, các ruộng nhiễm rầy, không phun thuốc tràn lan cả cánh đồng.

Diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cần giữ đủ nước, dừng bón phân đạm, không phun các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá. Sử dụng thuốc đặc trị xử lý ngay các ổ bệnh mới phát sinh, không để lây lan diện rộng.

Với những diện tích đã xuất hiện bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn cần giữ mực nước từ 3 - 5cm, tạm dừng bón phân đạm hay phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng; sử dụng một số loại thuốc hóa học để phòng trừ.

Những đối tượng khác như chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bọ xít dài, bệnh khô vằn cần chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tuyệt đối không để sâu, bệnh bùng phát thành dịch ảnh hưởng đến năng suất lúa...

P.V 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục