(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 đơn vị hành chính, 88 xóm, khu dân cư, trong đó có 4 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), 12 xóm ĐBKK (sau sáp nhập) thuộc xã khu vực II nằm trong diện đầu tư của Chính phủ theo Chương trình 135. Trên địa bàn huyện, dân tộc Mường chiếm trên 72%, còn lại là dân tộc Kinh, Dao và một số ít dân tộc khác.


Việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc được cấp ủy, chính quyền huyện chú trọng thực hiện. Đảng bộ, chính quyền các cấp luôn quan tâm đến công tác dân tộc, cụ thể hóa và vận dụng tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư hỗ trợ các xã, bản vùng sâu,xa; phát động các phong trào thi đua lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân cũng như kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong chia sẻ: Với đặc thù huyện miền núi, phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống nên huyện luôn xác định vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài. Trong những năm qua, huyện có nhiều chương trình, dự án theo chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh để hỗ trợ đồng bào DTTS nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ 27, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định rõ phát triển KT - XH theo 2 hướng chủ yếu là nông nghiệp chất lượng cao và du lịch - dịch vụ. Chính vì vậy, huyện chú trọng chuyển giao KHKT, tăng cường tập huấn, nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng tiến bộ. Bà con coi trọng áp dụng KHKT vào sản xuất, nhiều sản phẩm đã trở thành hàng hóa cho thu nhập cao. Những xã, xóm vùng ĐBKK, bà con đã tập trung phát triển trồng cây ăn quả có múi, trồng mía, trở thành hàng hóa, là chỗ dựa tin cậy để phát triển kinh tế gia đình.

Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Cao Phong mở rộng diện tích trồng cây có múi mang lại thu nhập cao. Hàng năm, huyện đều tổ chức Lễ hội cam để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Trong giai đoạn 2014 - 2019, bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án đã giúp kết cấu hạ tầng trong huyện được đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng thuận lợi và vùng ĐBKK, cải thiện đời sống đồng bào DTTS. Nổi bật là thực hiện Chương trình 135, huyện có 93 công trình, tổng số vốn đầu tư 37.875 triệu đồng, trong đó có 75 công trình đường; 3 công trình ngầm; 7 công trình kênh mương; xây mới và sửa chữa 8 nhà văn hóa. Có 113 công trình được duy tu bảo dưỡng, sửa chữa với số vốn 2.057 triệu đồng. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với vốn đầu tư hơn 7.766 triệu đồng đã hỗ trợ mua cây, con giống, vật tư, phân bón, tập huấn chuyển giao KHKT về sản xuất nông nghiệp, mua máy phục vụ sản xuất cho hàng trăm hộ DTTS nghèo vùng ĐBKK.

Cùng với hiệu quả của mỗi chương trình, chính sách dân tộc, lồng ghép các chương trình, dự án và vốn xã hội hóa, cơ sở hạ tầng tại các xã trong huyện đã được đầu tư. Đường giao thông cứng hóa đến xóm, thuận tiện cho giao thương hàng hóa. Hồ đập, kênh mương được xây dựng mới và sửa chữa, góp phần tăng hệ thống cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo điều kiện giúp người dân sản xuất. Người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống trường, lớp học tiếp tục được đầu tư xây dựng, nhiều trường đã đạt chuẩn quốc gia... Bên cạnh đó, còn có các chương trình, dự án khác đã và đang đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân, giúp nhân dân nhận thức và dần chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn vùng DTTS thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn 2014 - 2019 đạt 11,8%/năm. Hiện, cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 44,5%; CN-TTCN 29%; du lịch - dịch vụ chiếm 26,5%; thu nhập bình quân đạt 45,7 triệu đồng/người. Năm 2018, tỷ lệhộ nghèo của huyện theo tiêu chí đa chiều là 14,67%. Có 5 xã đạt chuẩn NTM, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra sớm hơn 2 năm so với kế hoạch.

Mặc dù đã đạt những kết quả đáng kể trong công tác dân tộc, song, đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho rằng, trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo giảm còn chậm, nhất là ở vùng DTTS. Vì vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở nguồn lực của T.Ư, của tỉnh, huyện sẽ tiếp tục coi trọng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào các DTTS, mục tiêu là giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng. Huyện cũng nỗ lực tuyên truyền, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn, đảm bảo ANCT, TTATXH để phát triển KT - XH, xây dựng NTM.


Hoàng Nga


Các tin khác


Tây Phong đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 10/5, tại nhà văn hóa xã Tây Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức lễ đón bằng công nhận xã Tây Phong đạt chuẩn NTM năm 2018. 

Quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Hiện tại, trên địa bàn tỉnh ta dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục xảy ra tại thị trấn Lương Sơn, xã Cao Thắng (Lương Sơn) và xã Yên Phú (Lạc Sơn). Để khẩn trương dập tắt bệnh này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các ngành có liên quan khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định; khẩn trương thực hiện các giải pháp chính:

Đảm bảo ANTT, ATGT tại Trạm thu phí BOT Hòa Lạc – Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 9/5, Văn phòng UBND tỉnh có Công văn số 2676/VPUBND-CNXD  về việc triển khai thực hiện Công điện số 13/CĐ-BGTVT ngày 8/5/2019 về việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ đường Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. 

Thu phí đường Hòa Lạc – Hòa Bình: Tìm tiếng nói chung giữa nhà đầu tư và người dân

(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình dài gần 26 km, có điểm đầu tại ngã tư Hòa Lạc (km17 + 85 - QL 21), điểm cuối tại km 32 + 367, tương ứng với km 67 + 510 - lý trình QL6 thuộc xã Trung Minh, TP Hòa Bình. Đây được xác định là tuyến đường huyết mạch quan trọng, kết nối hành lang vận tải Hà Nội - Tây Bắc, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trong khu vực.

Tạo cơ chế đột phá thu hút nhân lực chất lượng cao

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi, đào tạo cán bộ, tạo bước phát triển mới trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng "chảy máu chất xám” do những bất cập trong chế độ đãi ngộ người tài. Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị công nghệ cao và thông minh, TP Hồ Chí Minh cần sớm có chính sách đột phá để tiếp tục thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục