(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn chính sách ở xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả trong thực hiện các chương trình tín dụng, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Nguồn vốn vay đã đem lại cho nhiều hộ cơ hội nâng cao thu nhập, giảm nghèo, đem lại cuộc sống ổn định.


Từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, mô hình chăn nuôi bò, lợn của bà Bùi Thị Pìu, xóm Cơi, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế.

Đồng chí Bùi Văn Tiện, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm cho biết: "Thực hiện các chương trình tín dụng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua, xã đã chủ động hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Từ nguồn vốn vay đã giúp các hộ dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập. Công tác quản lý nguồn vốn vay cũng được chú trọng, không để xảy ra nợ xấu, giúp hiệu quả sử dụng nguồn vốn được bền vững".

Để các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt được hiệu quả cao, xã đã thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng quy định, giúp công tác quản lý nguồn vốn đạt hiệu quả cao. Hiện, toàn xã có 16 tổ tiết kiệm và vay vốn tại 6 xóm với hơn 400 thành viên, trong đó dư nợ từ Ngân hàng CSXH đạt 6,4 tỷ đồng, Ngân hàng NN&PTNT đạt 24 tỷ đồng. Các nguồn vốn tín dụng sử dụng vào mục đích sản xuất, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh, giải quyết việc làm... đều phát huy hiệu quả, không có nợ quá hạn, nợ xấu. Các tổ vay vốn tại xóm Cơi, Át... phát huy hiệu quả, đem lại thu nhập cao, ổn định.

Trước kia, xóm Cơi thuộc diện khó khăn của xã, từ khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, các hộ dân trong xóm đã đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, đem lại thu nhập ổn định. Đến thăm gia đình bà Bùi Thị Pìu (xóm Cơi), một trong những hộ thuộc diện khó khăn, đến nay đã thoát nghèo bền vững. Bà Pìu cho biết: "Trước kia, gia đình tôi thuộc diện khó khăn, không có đất và vốn để sản xuất, cả 2 vợ chồng đều phải làm thuê nhưng cũng chỉ đủ ăn. Được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH từ năm 2015, gia đình mua bò, lợn giống để phát triển kinh tế. Đến nay, gia đình đã có 30 con lợn, 2 con bò, thu nhập trung bình đạt từ 5 - 6 triệu đồng/tháng, cuộc sống bớt khó khăn hơn trước".

Bà Bùi Thị Nỏ (xóm Cơi) cũng thoát nghèo với mô hình chăn nuôi gia cầm. Tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng từ năm 2013, đến nay, gia đình bà đã có 500 con ngan, 2.000 con gà, thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Cũng như bà Pìu, bà Nỏ, nhiều hộ tại các xóm: Cơi, Át, Sơ... cũng đã xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, đem lại nguồn thu nhập đáng kể.

Thời gian qua, xã cùng các hội, đoàn thể đã hỗ trợ, triển khai các nguồn tín dụng tới các hộ dân có nhu cầu vay vốn nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh. Các tổ vay vốn tích cực hỗ trợ, hướng dẫn người dân thủ tục vay vốn, giải đáp khúc mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận được với nguồn vốn. Các hộ đều sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng mục đích, không xảy ra tình trạng vay hộ, nợ quá hạn và nợ xấu. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 35,3 triệu đồng/người/năm, tăng 5,22 triệu đồng/người/năm so với năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,94%.

Hoàng Anh

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục