(HBĐT) - Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc có chiều hướng phức tạp, diện tích đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp. Lường trước những trở ngại trên, nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò ở huyện Lạc Sơn đã chuyển từ phương thức chăn thả sang bán chăn thả, nuôi nhốt, chủ động về nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Hộ chăn nuôi Bùi Thị Tơ, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) chăm sóc đàn bò theo phương thức chăn nuôi vỗ béo.
Trên địa bàn huyện đã xuất hiện mô hình nuôi gia súc lớn liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị mà mô hình của anh Bùi Văn Chiêu ở xóm Thóng, xã Bình Cảng là một ví dụ điển hình. Bằng sự mạnh dạn cùng vốn kiến thức từng theo học và làm việc trong ngành NN & PTNT, anh đã đầu tư mua hàng trăm con bò cái, giao cho các gia đình mà anh tin tưởng nhận nuôi theo hình thức trả công. Về "đầu ra", anh tự tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp để xuất sản phẩm con giống ra thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong đó, nguồn cung gia súc chủ yếu tại tỉnh Hưng Yên và thành phố Hà Nội.
Là một trong những nông hộ phát triển chăn nuôi, bà Bùi Thị Tơ ở xóm Be Trên, xã Chí Đạo luôn quan tâm đến nguồn thức ăn dự trữ, giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và công tác tiêm phòng vắc xin để đàn gia súc phát triển khỏe mạnh. Hiện tại, gia đình bà duy trì nuôi 5 - 7 con bò theo hình thức nuôi sinh sản. Chuồng trại được đầu tư xây kiên cố, quy củ, nền chuồng luôn khô ráo. Về thức ăn chăn nuôi, bà chủ động trồng 2.000 m2 cỏ voi, tận dụng nguồn rơm rạ sau mỗi vụ gặt và trồng thêm mía, ngô dày, xay xát cám ngô, cám gạo làm thức ăn tinh, thô cho vật nuôi.
Phát triển chăn nuôi đại gia súc đang được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện lựa chọn. Đây cũng là địa phương dẫn đầu tỉnh về tổng đàn gia súc với số lượng lên tới gần 44.000 con, trong đó trâu 25.848 con, bò 18.081 con. Đồng chí Bùi Văn Diển, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Lạc Sơn cho biết: Trâu, bò là con vật có sức đề kháng tốt nên nếu quan tâm đến việc tiêm phòng, tỷ lệ rủi ro là thấp nhất trong các loại vật nuôi. Mặt khác, thực phẩm trâu, bò có dinh dưỡng cao, về giá trị kinh tế, nhu cầu thị trường cũng rất cao, dễ tiêu thụ. Đây là những hiệu quả dễ nhìn thấy mà chăn nuôi trâu, bò mang lại. Thông qua chăn nuôi đại gia súc đã tạo nguồn sinh kế bền vững cho nhiều hộ dân. Trên địa bàn có nhiều nông hộ chăn nuôi gia súc quy mô lớn từ 10 - 20 con đến từ 50 - 70 con, tập trung ở các xã: Bình Hẻm, Miền Đồi, Quý Hòa, Ngọc Lâu, Bình Cảng...
Cho đến thời điểm này, việc người dân chuyển từ chăn thả tự do sang bán chăn thả đã trở nên phổ biến. Vấn đề chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh được hộ chăn nuôi chú trọng hơn. Qua các năm, nhận thức và ý thức tiêm phòng cho trâu, bò theo hướng dịch vụ của người chăn nuôi đã có nhiều thay đổi. Tỷ lệ trâu, bò được tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh LMLM, tụ huyết trùng đạt khá (dao động từ 33% - 40%). Theo thống kê chưa đầy đủ, trong dân hiện có khoảng 300 ha các loại ngô gieo dày, cỏ voi, lá mía làm thức ăn cho gia súc.
Lựa chọn đây là hướng đi thế mạnh, tạo nguồn sinh kế bền vững, huyện xây dựng Nghị quyết riêng về phát triển chăn nuôi đại gia súc, trong đó quy hoạch thành các vùng chăn nuôi tập trung. Cụ thể, vùng Quyết Thắng gồm các xã Phú Lương, Chí Đạo, Chí Thiện, Phúc Tuy, Thượng Cốc, Văn Sơn; vùng Cộng Hòa gồm các: xã Miền Đồi, Quý Hòa, Tuân Đạo; các xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tự Do... Bên cạnh việc tổ chức lại sản xuất gắn với thị trường, huyện triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các giải pháp an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi.
BÙI MINH
Bài 1- Những vấn đề về quy hoạch khu tập kết cát, sỏi
(HBĐT) - Một trong những nội dung quan trọng của Chỉ thị số 03 ngày 22/1/2019 của UBND tỉnh là Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh tập kết cát, sỏi (TKCS), vật liệu xây dựng, xây dựng các loại công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều và ở bãi sông… Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có biện pháp cưỡng chế nếu các tổ chức, cá nhân không chấp hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm xong trước ngày 15/5/2019. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, công việc giải tỏa, di dời các điểm TKCS trên địa bàn tỉnh, trong đó có các điểm tập kết dọc hai bờ sông Đà, TP Hòa Bình vẫn còn bề bộn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp (DN) chây ỳ không chấp hành chỉ đạo của UBND tỉnh.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1. Đây là dự án do Sở GTVT làm chủ đầu tư, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, tổng mức đầu tư được duyệt là 250 tỷ đồng.
(HBĐT) -Căn cứ các quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ và Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh đã sớm quyết định giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) nguồn NSNN năm 2019 cho các công trình dự án và thông báo đến các chủ đầu tư để triển khai thực hiện. Theo đó, tổng kế hoạch VĐTC năm nay được Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT giao cho tỉnh ta là 1.884.419 triệu đồng, trong đó, vốn trong cân đối ngân sách địa phương 852.390 triệu đồng; vốn ngân sách Trung ương (NSTƯ) 631.971 triệu đồng (không bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia); vốn CTMTQG 400.058 triệu đồng. HĐND tỉnh giao 2.470.619 triệu đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh (CĐNST) giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ là 586.200 triệu đồng.
Phân bón hữu cơ chính là "chìa khóa”, là điều kiện cần để mở đường cho nền nông nghiệp hữu cơ phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đề ra lộ trình đến năm 2020 sẽ tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ lên 15% tổng số sản phẩm phân bón, tương ứng khoảng 3.000 sản phẩm. Đồng thời, tăng lượng tiêu thụ phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp trong nước hằng năm từ một triệu tấn lên ba triệu tấn và xuất khẩu đạt 0,5 triệu tấn.
(HBĐT) -Cục Thuế tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, biện pháp phấn đấu hoàn thành dự toán 6 tháng cuối và cả năm 2019.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2019 phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.