(HBĐT) - Giai đoạn 2016-2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững (SERD)”. Dự án triển khai những hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp xã hội (DNXH) để giải quyết các vấn đề phát triển cộng đồng tại 3 huyện: Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc.


HTX rau sạch Tây Bắc, xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) được thành lập năm 2013, quy mô ban đầu có 39 hộ xã viên trồng su su lấy ngọn. Thời gian đầu hoạt động, HTX gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản do một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Sau khi được tiếp cận và hỗ trợ từ dự án SERD về các hoạt động: định hình phương án kinh doanh; hướng dẫn quản lý hệ thống sổ sách kế toán chuyên nghiệp; xây dựng nhà sơ chế và xưởng làm đá để bảo quản rau trong quá trình vận chuyển, HTX được nâng cao năng lực quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Nhờ vậy, sản phẩm rau an toàn sau khi thu hoạch đã được đưa vào bán tại hệ thống Vinmart. Giá thành sản phẩm ổn định, các hộ xã viên từng bước nâng cao thu nhập. Quy mô HTX được mở rộng lên 56 hộ xã viên. Mức thu nhập của xã viên từ 20.000 - 40.000 đồng/công (năm 2014) đến nay tăng lên 120.000 -140.000 đồng/công.


Nhờ sự hỗ trợ của dự án SERD, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, xóm Bung, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) nâng cao số lượng đàn, chất lượng chăn nuôi và tìm được đầu ra ổn định cho các hộ thành viên.

Cũng như HTX rau an toàn Tây Bắc, nhiều DNXH tại địa bàn 3 huyện trong vùng dự án như: tổ hợp tác trồng bưởi đỏ Tân Hương 1, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc), HTX Nông lâm nghiệp Bảo Hiệu, xóm Đầm, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), Cụm du lịch cộng đồng xã Tự Do (Lạc Sơn) đều có những thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý nội bộ về kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế hoạch hoạt động, tiếp cận thị trường.

Dự án SERD được CSIP phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai tại tỉnh ta từ năm 2016 với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm yếu thế ở vùng sâu, xa và các khu vực khó khăn trong tỉnh. Từ cách tiếp cận mang tính đổi mới, sáng tạo, dự án SERD đã mang đến sự thay đổi và bước phát triển mới cho các DNXH cộng đồng, góp phần mang lại những lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Có 11 DNXH thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ được lựa chọn thực hiện dự án. Theo đó, giai đoạn 2016-2019, với 8 hoạt động chính, dự án đã góp phần nâng cao năng lực tự quản lý tài chính, hệ thống sổ sách kế toán; triển khai chương trình thực tập sinh hỗ trợ cho các DNXH tại cộng đồng; tư vấn chuyên sâu; hỗ trợ vốn, giống và tìm liên kết mạng cho 15 DNXH. Bên cạnh đó, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ chuyên sâu cũng được thiết kế nhằm mục tiêu phát triển tư duy kinh doanh, cũng như tăng cường kết nối thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của các DNXH cộng đồng. Ngoài ra, các nhóm DNXH được hỗ trợ vốn mua hạt giống với tổng số tiền 360 triệu đồng để mở rộng quy mô SX-KD, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho các hộ xã viên.

Đồng chí Hoàng Hưng, Phó chánh Văn phòng Hội Nông dân tỉnh cho biết: Với những cách tiếp cận mới, dự án SERD đã mời những chuyên gia giỏi đến từng doanh nghiệp để đánh giá.Khuyến khích các DNXH tự xác định nhu cầu và xây dựng phương án đề xuất dự án hỗ trợ vốn mua hạt giống. Hy vọng trong giai đoạn tới, dự án sẽ hỗ trợ được nhiều DNXH hơn trong tỉnh. Đồng thời có thêm nhiều hoạt động vận động chính sách nhằm tác động đến các bên liên quan, giúp DNXH có môi trường phát triển tốt hơn, đem lại nhiều tác động xã hội đối với cộng đồng.


Thu Hằng


Các tin khác


Đa dạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trực thuộc các bộ, sở, ban, ngành và UBND các huyện, trong đó có 23 cơ sở GDNN công lập, 9 cơ sở tư thục. Quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN trung bình là 19.500 người/năm với các trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Huyện Kim Bôi nâng giá trị sản phẩm từ Chương trình OCOP

(HBĐT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ... có lợi thế của từng địa phương. Theo đó, khi thực hiện Chương trình OCOP sẽ góp phần phát triển nông nghiệp hàng hóa từ quy mô sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị và có lợi thế ở địa phương. Đó là mục tiêu của huyện Kim Bôi trong thực hiện Chương trình OCOP.

Huyện Đà Bắc đăng ký 3 sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2019, UBND huyện Đà Bắc đăng ký ý tưởng và lựa chọn 3 sản phẩm OCOP gồm: sản phẩm gạo J02 của HTX dịch vụ đa ngành nghề xã Mường Chiềng.

3 tỷ đồng thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm tham gia OCOP

(HBĐT) - Để đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019 hiệu quả và theo đúng chu trình thường niên, trong tổng số 51 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020, UBND tỉnh phê duyệt 12 sản phẩm tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019.

Thu hút vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam vẫn thuận lợi

Liệu việc Trung Quốc mở cửa toàn diện cho các nhà đầu tư ngoại sớm hơn lịch trình dự kiến 1 năm có ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN?

Nhân rộng các mô hình giúp hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững

(HBĐT) - Chiều 23/7, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021; nghe báo cáo kết quả lãnh đạo thực hiện hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục