(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, nhà chị Nguyễn Thị Hưởng, tổ 9, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) trồng 2 sào Thiên ưu 8. Đây vốn là giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn và có nguy cơ tái nhiễm cao trong vụ này nên ngay sau khi cấy xong, lúa vào giai đoạn hồi xanh – đẻ nhánh là chị đã phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện khả năng phát sinh bệnh. Nếu có, sẽ tiến hành phun thuốc ngay để chủ động phòng trừ. Chị Hưởng cho biết: Khu ruộng này của nhà chị đã trồng giống Thiên ưu 8 vụ xuân vừa qua và bị nhiễm bệnh đạo ôn thời kỳ cây lúa đẻ nhánh rộ. Khi đó, nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng trừ nên khả năng gây hại của bệnh đã được khống chế. Vì thế, chị tự tin tiếp tục lựa chọn giống Thiên ưu 8 để trồng vụ này và sẽ chủ động các biện pháp trừ bệnh đạo ôn ngay từ đầu vụ. Nếu phát hiện thấy sự xuất hiện của loài sâu bệnh này, chị Hưởng sẽ sử dụng các thuốc đặc trị để xử lý ngay các ổ bệnh mới phát sinh. Sau đó, khi lúa bắt đầu trỗ, sẽ tiến hành phun phòng đạo ôn cổ bông để kiểm soát khả năng gây hại đối với năng suất, chất lượng cây lúa.
Nông dân xóm Sung, xã Thanh Hối (Tân Lạc) chủ
động phun thuốc phòng trừ sâu bệnh - trong đó có bệnh đạo ôn cho cây lúa chính
vụ đang giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ.
Bệnh
đạo ôn (đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông) là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm đối với cây
lúa, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên các bộ phận của cây như
lá, cổ lá, cổ bông, cố gié, hạt. Bệnh gây cháy lụi ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và
gây hại trên bông. Khi mới xuất hiện, ban đầu, trên lá chỉ là những vết chấm
nhỏ, màu xanh xám. Sau đó, vết chấm lớn lên có dạng hình thoi đặc trưng, viền
nâu, tâm màu xám trắng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy
khô. Đây còn là nguồn nấm bệnh lây nhiễm đạo ôn cổ bông cho diện tích lúa giai
đoạn trỗ bông. Nếu không phòng trừ kịp thời và hiệu quả, bệnh đạo ôn cổ bông sẽ
gây hại mạnh trên bông, có thể gây hại tới gần 80% năng suất lúa, gây hại nặng
từng chòm hay cả ruộng lúa.
Theo
ghi nhận của Chi cục TT&BVTV, bệnh đạo ôn bắt đầu xuất hiện trên diện
tích lúa vụ mùa, gây hại trên vùng ổ bệnh cũ và giống nhiễm, tỷ lệ bệnh phổ
biến 0,5-1% số lá, cao 5-7% số lá, bệnh cấp 1-3. Những ngày đầu tháng 8, với
tình hình thời tiết thường có mưa rào, âm u vào buổi chiều và tối là điều kiện
thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển, lây lan mạnh trên vùng ổ bệnh
cũ, giống nhiễm nếu không có biện pháp quản lý kịp thời. Đáng lo ngại, đây còn
là nguồn lây nhiễm đạo ôn cổ bông cho diện tích lúa trỗ bông từ giữa tháng 8
đầu tháng 9/2019. Chính vì vậy, Chi cục TT&BVTV đề nghị các cơ quan chuyên
môn tăng cường bám sát địa bàn, chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân chủ động
triển khai các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn gây hại trên cây lúa.
Cụ
thể, theo khuyến cáo của Chi cục TT&BVTV: Để chủ động phòng trừ bệnh đạo
ôn, bà con nông dân cần chú ý theo dõi diễn biến của bệnh trên đồng ruộng, đặc
biệt chú ý các giống nhiễm BC15, Thiên ưu 838, TBR225, Khang dân, nếp, tẻ thơm,
Đài Bắc 8, các giống lúa lai…, những diện tích lúa bón thừa đạm và các ổ bệnh
của năm trước. Khi phát hiện những diện tích bị nhiễm bệnh, bà con cần ngừng
ngay việc bón phân và tiến hành ngắt lá bị bệnh cho vào túi nilon đem tiêu hủy.
Những ruộng đang có bệnh đạo ôn cần giữ đủ nước, dừng bón phân đạm, không phun
các chất kích thích tăng trưởng và phân bón lá. Thay vào đó, cần sử dụng thuốc
đặc trị xử lý ngay các ổ bệnh mới phát sinh, không để lây lan diện rộng bằng
một trong các thuốc như: Filia® 525SE; Amistar Top®325SC; Fuji-One 40EC, 40 WP; Beam 75WP; Trizole 20WP, 75WP; Carben 50WP… Phun
theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Những ruộng bệnh nặng phải phun kép 2 lần,
cách nhau 5 – 7 ngày. Nếu trong khoảng 24 giờ sau khi phun gặp mưa thì phải
phun lại. Riêng đối với các khu vực đã xuất hiện đạo ôn lá, cần chủ động phòng
đạo ôn cổ bông bằng cách phun kép 2 lần, lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ, lần 2 nhắc
lại sau 5 – 7 ngày.
T.T
(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã đầu tư trên 15.000 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng nông thôn.
(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu của huyện Lạc Thủy. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, xã gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sau hơn 9 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn xã An Bình đã có nhiều thay đổi. Đến nay, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM, nỗ lực về đích NTM vào cuối năm nay.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có quyết định công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đợt 1 năm 2019 gồm: Đông Lai, Thanh Hối (Tân Lạc); Vạn Mai (Mai Châu); Hợp Hòa, Trường Sơn, Hợp Thanh, Tân Thành, Long Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Ngày 10/8, Chi cục thủy sản tỉnh Hòa Bình phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Tổng cục Thủy sản tổ chức lễ thả cá giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ Hoà Bình năm 2019. Các giống cá được phóng sinh gồm các loại cá đặc sản và các loại cá truyền thống như: cá lăng, bỗng, trắm đen, chầy mắt đỏ, mè, chép…
(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”, tỉnh đã xác định thành phố Hà Nội là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng cao. Trong đó, tỉnh đóng vai trò là vùng cung cấp, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu, tạo điều kiện của Hội Nhà báo TP Hà Nội, vừa qua, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức đoàn công tác về huyện Đông Anh để thăm quan, tìm hiểu cách làm nông thôn mới (NTM) tại 1 trong 2 địa phương đầu tiên ở TP Hà Nội được công nhận là huyện NTM. Hiện nay, Đông Anh đang dồn lực cho xây dựng NTM kiểu mẫu.
Xây dựng miền quê đáng sống