(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu của huyện Lạc Thủy. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, xã gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sau hơn 9 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn xã An Bình đã có nhiều thay đổi. Đến nay, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM, nỗ lực về đích NTM vào cuối năm nay.


Công trình trường mầm non xã An Bình (Lạc Thủy) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đang trong giai đoạn hoàn thiện phục vụ năm học mới.

Xác định công tác tuyên truyền là "chìa khóa” tạo ra sự lan tỏa, thu hút sự chung tay, cùng vào cuộc của nhân dân để thực hiện các tiêu chí, hàng năm, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú; rà soát, phân loại,giao nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng tiêu chí, từng xóm. Đồng thời, xây dựng lộ trình thực hiện tiêu chí dễ,không cần nguồn lực làm trước, các tiêu chí khó, cần nguồn vốn lớn như: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi lồng ghép các nguồn lực và huy động sức dân tham gia. Qua đó làm chuyển đổi căn bản nhận thức của người dân, đoàn kết, đồng tình với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tự nguyện tham gia ủng hộ ngày công lao động, đất đai,tiền để xây dựng NTM. 

Theo thống kê, giai đoạn 2011-2019, xã huy động nguồn lực trên 291 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp tiền, hiến đất, ngày công trị giá gần 38 tỷ đồng. Ngoài ra, xã tập trung chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KHKT vào sản xuất,tạo ra sản phẩm hàng hóa cónăng suất, chất lượng cao. Nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả như mô hình trồng cây có múi, chăn nuôi gà, trồng rau an toàn... Phát triển các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch bê tông, chế biến gỗ... Đời sống của người dân từng bước được nâng lên, hiện, thu nhập bình quân toàn xã đạt 38,1 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,7%.

Nhờ những nỗ lực cùng cách làm phù hợp, từ một xã nghèo, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đến nay, An Bình đã đạt 15/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay đáng kể. Đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, là cơ sở để nhân dân tham gia đóng góp tích cực hơn vào việc xây dựng các tiêu chí NTM. Cơ sở hạ tầng văn hóa, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt được đầu tư tương đối hoàn thiện.

Đồng chí Bùi Xuân Hoa, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã An Bình đang cố gắng, nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm hoàn thành xã NTM vào cuối năm nay. Thời gian tới, ngoài việc duy trì, giữ vững các tiêu chí đã đạt, địa phương tìm giải pháp phù hợp để thực hiện các tiêu chí còn lại theo kế hoạch. Cụ thể, đối với giao thông, thủy lợi, hiện,xã đang cho các xóm rà soát, thống kê nhu cầu làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng để thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện. Bên cạnh đó, xã chủ động tuyên truyền, vận động, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả theo hướng liên kết, hợp tác bền vững; giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, có kế hoạch giảm nghèo bền vững phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Hải Linh

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Với nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là trong khâu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, hoạt động của loại hình kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn huyện Kim Bôi ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.

Có 169 hợp tác xã hoạt động hiệu quả

(HBĐT) - Ngày 9/8, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Vốn ưu đãi góp phần giảm nghèo ở xã Lạc Thịnh

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thuỷ triển khai trên địa bàn xã Lạc Thịnh đã tiếp cận tới hầu hết hộ nghèo, đối tượng chính sách khác là nguồn lực quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế.

93% tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn

(HBĐT) -Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách được ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH đạt 3.102.156 triệu đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ, tăng 176.947 triệu đồng so với cuối năm 2018.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 3.100 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 7, doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 653.292 triệu đồng với 20.412 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, phục vụ đời sống, đưa tổng dư nợ là 3.107.885 triệu đồng/137.834 khách hàng vay. Một số chương trình tín dụng tăng trưởng cao như: hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, NS&VSMT nông thôn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục