(HBĐT) - Được sự giới thiệu, tạo điều kiện của Hội Nhà báo TP Hà Nội, vừa qua, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức đoàn công tác về huyện Đông Anh để thăm quan, tìm hiểu cách làm nông thôn mới (NTM) tại 1 trong 2 địa phương đầu tiên ở TP Hà Nội được công nhận là huyện NTM. Hiện nay, Đông Anh đang dồn lực cho xây dựng NTM kiểu mẫu. Xây dựng miền quê đáng sống

Hệ thống đường giao thông xã Nam Hồng, huyện Đông Anh (Hà Nội) được xây dựng rộng rãi, sạch đẹp. 

Để so sánh việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM ở một huyện của Thủ đô Hà Nội với địa phương khác, nhất là huyện ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn thì quả là sự khập khiễng. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là tư duy, nhận thức của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình và vai trò của người dân được khơi dậy. Từ đó, nhân dân được thụ hưởng thành quả do chính mình là chủ thể xây dựng nên.

Cách đây chưa lâu, nói đến Tàm Xá là người dân Đông Anh nghĩ tới một xã nghèo. Giờ đây, nơi này được biết đến với nhiều sản phẩm nông nghiệp khá đặc trưng, có sản phẩm đã mang thương hiệu Tàm Xá. Từ chỗ đất nông nghiệp chủ yếu trồng ngô, lúa, Tàm Xá được quy hoạch vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, chủ yếu trồng hoa, rau sạch, nhất là trồng quất. Hiện, toàn xã có 80/218 ha chuyển đổi trồng quất trên xứ đồng bãi già với khoảng 400 hộ tham gia. Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND xã Hoàng Hữu Vân, để thuyết phục được người dân đồng thuận "thay áo mới” cho đồng ruộng, ngoài công tác tuyên truyền, vận động, chuyển giao KHKT, đưa người dân đi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ thực tế, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo dành nguồn lực đầu tư đường ô tô tới tận chân ruộng để giao thương hàng hóa. Không những thế, xã ưu tiên đầu tư hệ thống điện ra đồng giúp các hộ sản xuất thuận lợi. Hàng năm, xã có chương trình quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2018, quất Tàm Xá đã có thương hiệu. Đến năm 2020 sẽ có lô gô thương hiệu. Theo tính toán, từ năm 2016 - 2019, 1 ha quất thành phẩm cho thu 1,7 tỷ đồng và thu 800 triệu đồng/ha đối với quất giống.

Cùng với hiệu quả chuyển đổi trồng quất, Tàm Xá cũng khẳng định trên thị trường với sản phẩm rau sạch được chuyển đổi ở xứ đồng bãi non. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị đã góp phần giúp xã đạt thu nhập bình quân 43 triệu đồng/người/năm.

Chia tay Tàm Xá, chúng tôi tới thăm Nam Hồng, 1 trong 3 xã đầu tiên của Đông Anh về đích NTM. Không quá lời khi gọi nơi đây là "phố trong làng” khi hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đồng bộ, mang dáng dấp đô thị. Xã được quy hoạch là vùng phát triển công nghiệp sạch gắn với du lịch sinh thái. Để sớm hoàn thành xây dựng NTM, nhất là hiện nay thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao, Nam Hồng đã coi trọng nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn xã hội hóa và do nhân dân đóng góp với kinh phí vài trăm tỷ đồng. Từ năm 2010 đến nay, từ nguồn vốn của thành phố, huyện, xã và nhân dân đóng góp, xã thực hiện trên 100 dự án với số tiền trên 200 tỷ đồng, tập trung làm đường, nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao, trường học. 

Đồng chí Trần Văn Cường, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Nam Hồng đang thực hiện đề án xã thành phường. Theo đó, xã dồn lực triển khai một số đề án thành phần như: Đề án sáng (điện chiếu sáng nông thôn theo hướng đô thị); đề án xanh (trồng cây, hoa); đề án sạch (quản lý, bảo vệ môi trường); đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (chuyển đổi sang cây, con có giá trị kinh tế cao, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ...). 

Riêng về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, xã đặt lên hàng đầu về sản xuất sạch, an toàn, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Toàn xã đã chuyển đổi được 107,10 ha, trong đó, rau an toàn 72,72 ha, cây ăn quả 34,38 ha. Năm 2018, thu nhập bình quân của Nam Hồng đạt 48 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,12%.

Sức sống Đông Anh

Tháng 10/2016, trong dịp kỷ niệm 140 năm thành lập, huyện Đông Anh vinh dự đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn NTM. Để phát huy kết quả đạt được, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020. UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình 02 giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch thực hiện hàng năm.

Đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Lợi thế của Đông Anh hiện nay là nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được quy hoạch bài bản. Hiện tại, tất cả các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trên địa bàn đã cơ bản hoàn thiện và được công bố. Đặc biệt, Đông Anh phát triển trục đô thị trung tâm của Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt dọc theo đại lộ Võ Nguyên Giáp để đầu tư thành những đô thị hiện đại. Đó là nền tảng để huyện xây dựng NTM kiểu mẫu.

Yếu tố then chốt để Đông Anh xây dựng NTM thành công chính là kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn, nhất là vốn xã hội hóa. Từ năm 2016 đến tháng 2/2019, kinh phí huy động để thực hiện trên địa bàn là 3.046 tỷ đồng. Trong đó, ngoài ngân sách của thành phố và huyện, ngân sách của xã đạt tới 117,1 tỷ đồng, vốn đầu tư từ doanh nghiệp 54,1 tỷ đồng, ủng hộ từ người dân, doanh nghiệp 48,5 tỷ đồng và vốn tín dụng 29,2 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã giải ngân đạt 95%. Các xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản.

Kết quả xây dựng NTM là cơ sở quan trọng để cuối năm 2018, Thành ủy Hà Nội cho chủ trương Đông Anh là 1 trong 4 huyện xây dựng đề án lên quận. 
 
                                                                             Bình Giang

Các tin khác


93% tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn

(HBĐT) -Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hiện nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách được ủy thác qua 4 tổ chức CT-XH đạt 3.102.156 triệu đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ, tăng 176.947 triệu đồng so với cuối năm 2018.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 3.100 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, đến hết tháng 7, doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách đạt 653.292 triệu đồng với 20.412 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, phục vụ đời sống, đưa tổng dư nợ là 3.107.885 triệu đồng/137.834 khách hàng vay. Một số chương trình tín dụng tăng trưởng cao như: hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, NS&VSMT nông thôn...

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam 2019

Ngày 7-10/8, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.Hồ Chí Minh đồng thời diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Thực phẩm, Đồ uống Việt Nam lần thứ 23 (Vietfood & Beverage 2019) và Triển lãm quốc tế Thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và đồ uống Việt Nam (Propack 2019).

Lễ hội Cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019 dự kiến tổ chức ngày 1 - 5/11

(HBĐT) - Chiều 8/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Lễ hội Cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019. Tham gia hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và đại diện các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 8/8, Đoàn công tác Sở NN& PTNT kiểm tra công tác phòng - chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục