(HBĐT) - Ngày 14/8, tại thành phố Hòa Bình, Sở Công Thương Hà Nam và Sở Công Thương Hòa Bình đã tổ chức Chương trình ký kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực Công thương giai đoạn 2019-2020. Chương trình diễn ra sau Kết luận buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình và Ban Thương vụ Tỉnh ủy Hà Nam vào tháng 4/2019.


Lãnh đạo Sở Công Thương 2 tỉnh ký kết hợp tác phát triển lĩnh vực Công thương. 

Thời gian qua, Sở Công Thương 2 tỉnh thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp trong lĩnh vực Công thương, góp phần tích cực phát triển KT-XH của 2 địa phương. Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng về hợp tác, phát triển của 2 tỉnh cần có sự hợp tác tích cực hơn nữa.

Trong khuôn khổ Chương trình ký kết, hai bên đã chia sẻ và thống nhất các nội dung hợp tác trọng tâm trong thời gian tới: Đối với CN-TTCN, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển Khu CN, CCN, kinh nghiệm thu hút đầu tư, tích cực giới thiệu các nhà đầu tư tiến hành khảo sát, tìm hiểu và đầu tư vào các Khu CN, CCN 2 tỉnh. Về thương mại, sẽ đẩy mạnh phối hợp tổ chức các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm lợi thế, sản phẩm truyền thống. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khảo sát thị trường tiêu thụ các sản phẩm lợi thế của mỗi tỉnh.Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý năng lượng thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm triển khai, thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, kinh nghiệm quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực đối với Công ty Điện lực 2 tỉnh nhằm đảm bảo việc cấp điện cho phát triển KT-XH. Hai bên đồng thời cũng thống nhất phối hợp và hỗ trợ, kết nối, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực khuyến công, xuất khẩu, hợp tác quốc tế, kỹ thuật an toàn và môi trường...

Bùi Minh

Các tin khác


Huyện Kỳ Sơn: 7 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Kỳ Sơn đã thành lập mới 3 HTX nông, lâm nghiệp. Các xã xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: trồng cây có múi, trồng dưa chuột Nhật, bí xanh... mang lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho người dân.

Trên 15.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn

(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã đầu tư trên 15.000 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng nông thôn.

Xã An Bình vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - An Bình là xã vùng sâu của huyện Lạc Thủy. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với xuất phát điểm thấp, xã gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, sau hơn 9 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn xã An Bình đã có nhiều thay đổi. Đến nay, xã đã hoàn thành 15/19 tiêu chí NTM, nỗ lực về đích NTM vào cuối năm nay.

8 xã đạt chuẩn nông thôn mới huy động nguồn lực trên 1.100 tỷ đồng

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có quyết định công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đợt 1 năm 2019 gồm: Đông Lai, Thanh Hối (Tân Lạc); Vạn Mai (Mai Châu); Hợp Hòa, Trường Sơn, Hợp Thanh, Tân Thành, Long Sơn (Lương Sơn).

Phóng sinh 90.000 cá giống trên hồ Hòa Bình tái tạo nguồn lợi thủy sản

(HBĐT) - Ngày 10/8, Chi cục thủy sản tỉnh Hòa Bình phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Tổng cục Thủy sản tổ chức lễ thả cá giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ Hoà Bình năm 2019. Các giống cá được phóng sinh gồm các loại cá đặc sản và các loại cá truyền thống như: cá lăng, bỗng, trắm đen, chầy mắt đỏ, mè, chép…

Đưa sản phẩm nông nghiệp hướng tới thị trường Hà Nội - chất lượng là chìa khóa

(HBĐT) - Thực hiện Đề án "Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025”, tỉnh đã xác định thành phố Hà Nội là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ, nông sản chất lượng cao. Trong đó, tỉnh đóng vai trò là vùng cung cấp, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn, ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục