(HBĐT) - Tháng 9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 75 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020. Đối tượng được hỗ trợ gồm: Hộ nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện KT-XH khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi đã, đang bảo vệ và phát triển rừng. Qua hơn 3 năm triển khai trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều bất cập.


Người dân xã Tân Minh (Đà Bắc) phát triển kinh tế rừng với mô hình trồng keo cao sản.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Tỉnh hiện có 375.622,95 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích đất có rừng là 263.463,14 ha. Phần lớn người dân sinh sống ở vùng cao, sâu, xa, dựa vào nguồn lợi từ rừng, đất rừng. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để bảo vệ, phát triển rừng. Tháng 8/2017, Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 14 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 13, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Tháng 11/2017, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1563 về việc "Tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng". Từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh lần lượt ban hành các văn bản quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2020…

Thực hiện chính sách của Nhà nước, Sở NN&PTNT đã triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình gắn với hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn tất việc xây dựng, triển khai, thực hiện quy ước bảo vệ rừng cho 1.887 thôn, bản có rừng. Giai đoạn 2015 - 2018 đã hỗ trợ trên 70,8 tỷ đồng (vốn của Trung ương và địa phương) cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Hỗ trợ 24.925 lượt đối tượng thực hiện khoanh nuôi, trồng bổ sung rừng. Hỗ trợ trên 36,9 tỷ đồng cho các hộ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ...

Tuy nhiên, thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững mục tiêu chưa đạt bởi còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Theo đó, giá trị thu nhập từ rừng của các chủ rừng chưa cao so với lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên. Công tác bảo vệ rừng chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể: Đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh thấp hơn so với các tỉnh lân cận (thấp hơn 14% so với Sơn La; 10,5% so với Điện Biên; 5,5% so với Lai Châu); mức chi trả bình quân tại lưu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình khoảng gần 1 triệu đồng/hộ/năm chưa cải thiện nhiều sinh kế của các chủ rừng. Đơn giá trồng, bảo vệ rừng còn thấp (trồng rừng phòng hộ 30 triệu đồng/ha/4 năm; trồng rừng sản xuất 6,3 triệu đồng/ha/năm; bảo vệ rừng 200.000 - 250.000 đồng/ha/năm) nên chưa thu hút, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng...

Trên cơ sở đó, Sở NN& PTNT đã đề nghị: Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư tăng cường nguồn lực đầu tư, nguồn kinh phí đảm bảo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững hàng năm do tỉnh xây dựng. Đề nghị đưa tỉnh vào diện được hưởng chính sách hỗ trợ thực hiện vùng sản xuất, kinh doanh rừng gỗ lớn. Tăng mức hỗ trợ đầu tư 1 ha/năm cho công tác bảo vệ rừng đối với vùng II, vùng III đảm bảo theo định mức quy định tại Quyết định số 38, ngày 6/7/2005 của Bộ NN&PTNT. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong công tác phối hợp, quản lý giữa các cấp, ngành. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đó sẽ là nền tảng, động lực để cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt chính sách bảo vệ, phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn.

Thúy Hằng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục