Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt ứng dụng thanh toán bằng nhận diện gương mặt lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam với tên gọi Wee@ABBANK.


Ưu điểm nổi trội của ứng dụng Wee@ABBANK là khả năng xác thực thanh toán bằng gương mặt (facepay), khiến giao dịch được thực hiện nhanh chóng với tính an toàn tối đa. Chỉ bằng việc sở hữu một tài khoản thanh toán tại ABBANK và quét gương mặt để đăng ký tài khoản Wee@ABBANK, khách hàng có thể trải nghiệm những tiện ích mà Wee@ABBANK mang lại.

Để thanh toán, chủ tài khoản Wee@ABBANK chỉ cần thực hiện thao tác quay sang trái và phải để xác thực nhân dạng và chưa đầy 2 giây, giao dịch đã thành công. Việc quay sang trái và phải nhằm mục đích lấy phổ rộng hơn của gương mặt, từ đó, tăng tính bảo mật cho giao dịch.

Ông Phạm Duy Hiếu, quyền Tổng Giám đốc ABBANK cho biết: "Khoảnh khắc máy móc nhận ra con người là một khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Con người thực sự làm chủ công nghệ, khiến nó phục vụ hiệu quả cho công việc nhanh chóng hơn, an toàn hơn để có thể dành thêm thời gian cho những người thân trong gia đình.”

Một ưu điểm khác của Wee@ABBANK là tính năng Space-mang lại một định nghĩa mới của từ tài khoản vốn khô khan thành một không gian tài chính tiện dụng, với nhiều "căn phòng” nhỏ tương ứng từng mục tiêu tài chính ngắn và dài hạn và lộ trình chính xác để người dùng đạt đến mục tiêu mong muốn. Những chi tiêu hàng ngày được sắp xếp gọn ghẽ và rõ ràng trong chỉ một ứng dụng khiến người dùng, đặc biệt là các chị, các mẹ giảm bớt việc phải suy nghĩ về quản lý chi tiêu, về trách nhiệm là "tay hòm chìa khoá” trong gia đình.

Hiện tại, khách hàng của ABBANK đã có thể trải nghiệm các tính năng thanh toán online và quản lý tài chính cá nhân đầy tiện ích và thú vị của ứng dụng Wee@ABBANK, như: chuyển tiền liên ngân hàng, yêu cầu người khác chuyển tiền/chia tiền (cho các buổi vui chơi của nhóm bạn), tặng lì xì cho người thân/bạn bè, nạp tiền điện thoại, quản lý chi tiêu hàng tháng…

Trong thời gian tới, ABBANK sẽ kết nối với các đối tác bán lẻ để mở rộng thêm mạng lưới sử dụng và chấp nhận Wee@ABBANK nhằm tiến tới thanh toán không cần ví, không cần tiền mặt, không cần cả ứng dụng điện thoại. Tại đó, những tablet (máy tính bảng) có ứng dụng POS nhận diện gương mặt sẽ được trang bị rộng rãi tại các điểm mua sắm, người dùng Wee@ABBANK chỉ cần mỉm cười trước màn hình và mất không đầy 1 giây để sở hữu những món đồ yêu thích.

Bên cạnh Wee@ABBANK, ABBANK cũng giới thiệu công nghệ thanh toán không tiếp xúc cùng dòng thẻ chip nội địa YOUcard contactless. Đây là một thành tựu khác của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam, mà ABBANK là một trong bảy ngân hàng Việt đầu tiên đã nhanh chóng ứng dụng vào thực tiễn để phục vụ người dùng.

 

TheoNhanDan

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục