(HBĐT) - Màu xanh đã bắt đầu trải rộng trên những cánh đồng sau khi hoàn tất thu hoạch vụ mùa - hè thu. Đây cũng là thời điểm nông dân trong tỉnh tập trung triển khai sản xuất vụ đông với khí thế sôi động nhờ cộng hưởng của yếu tố thời tiết diễn biến thuận lợi.
Hộ thành viên HTX Nông sản hữu cơ Đồng Sương, xã Thành Lập (Lương Sơn) sản xuất vụ đông tập trung vào các sản phẩm rau, củ, quả.
Rộng khắp phong trào sản xuất vụ đông
Hiếm có nơi nào phong trào sản xuất vụ đông lại sôi nổi như trên đồng đất xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Những ngày này, chỉ có ra đồng mới gặp được bà con, bởi toàn lực đều được huy động cho sản xuất. Ông Bùi Văn Chiện ở xóm Chiềng hồ hởi: Nông dân chúng tôi làm vụ đông đã ngót chục năm nay. Mọi khoảnh đất trống, đồng ruộng gần mương nước đều được tận dụng để trồng màu, su hào, cải bắp, khoai tây, bí xanh, mướp đắng... Giá trị kinh tế, nguồn thu nhập từ vụ đông đem lại không thua kém, thậm chí cao gấp 2, 3 lần so với cấy lúa. Vì hiệu quả thấy rõ nên các gia đình tự giác, chủ động làm, cứ xong vụ mùa là triển khai ngay chứ không có chuyện để đất nghỉ đông.
Theo đồng chí Bùi Xuân Bộ, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, thời tiết ấm và ẩm đầu vụ là điều kiện quan trọng thúc đẩy, tăng khí thế sản xuất vụ đông trên địa bàn. Bên cạnh những xã có phong trào sôi nổi từ trước như: Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Nam Thượng, Sào Báy, phạm vi sản xuất vụ đông đã lan rộng ở nhiều xã khác như: Bắc Sơn, Hùng Tiến, Kim Bình, Hợp Kim... Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã triển khai trồng trên 1.900 ha cây vụ đông, nhiều nhất là ngô với 450 ha, khoai các loại 190 ha, rau, đậu 470 ha. Tiến độ và diện tích thực hiện đều tăng so với thời gian và kế hoạch.
Khí thế vụ đông cũng nhộn nhịp trên đồng đất các xã vùng Mường Bi (Tân Lạc). Ở địa bàn vùng thấp như: Quy Hậu, Mãn Đức, Thanh Hối, các khu sản xuất của thị trấn Mường Khến, bà con chuẩn bị vật tư, khơi mương dẫn nước, cuốc đất, gieo hạt và làm giàn cho dưa chuột, bí xanh. Tại các xã vùng cao như: Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông, Bắc Sơn, Nam Sơn, cây vụ đông chủ lực là ngô, các loại rau, củ, quả ôn đới. Dựa vào đặc thù thời tiết, khí hậu lạnh, một số xã điển hình như Quyết Chiến đã đưa cây su su, bắp cải, cà chua vào sản xuất vụ đông với diện tích lên đến vài chục ha, duy trì, nhân rộng mô hình trồng rau Hàn Quốc trên diện tích khoảng 5 ha. Xã Bắc Sơn, Lũng Vân có mô hình trồng ngô sinh khối và tỏi tía bản địa ở vụ đông cũng khá hiệu quả với tổng diện tích lên đến hàng trăm ha.
Mỗi năm có 3 vụ sản xuất chính
Theo số liệu của ngành NN& PTNT, giá trị sản xuất trồng trọt bình quân đạt 85 triệu đồng/ha năm 2014. Giá trị này tăng đều qua các năm, đến nay, sau 5 năm ước đạt 135 triệu đồng/ha (năm 2019). Với kết quả đạt được năm sau cao hơn năm trước có đóng góp quan trọng của sản xuất vụ đông.
Trên đà phát huy vai trò vụ đông, các địa phương tích cực thu hoạch cây màu để làm đất gieo trồng. Diện tích lúa mùa thu hoạch sớm, thời tiết nắng ấm, mưa bão ít gây ảnh hưởng hơn mọi năm giúp các địa phương tăng thêm diện tích. Toàn tỉnh hiện đã trồng được 2.910 ha ngô, 700 ha khoai lang, gần 2.000 ha rau, đậu các loại. Riêng diện tích ngô đã trồng đạt 100% kế hoạch, các cây trồng khác tiếp tục triển khai, so với diện tích trong kế hoạch đã trồng đạt từ 40% trở lên.
Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá: Những năm gần đây, sản xuất vụ đông của tỉnh được thúc đẩy, diện tích trồng cây vụ đông dao động từ 8.300 - 8.500 ha. Đồng thời, với phong trào sản xuất vụ đông, các địa phương tập trung vào chất lượng cây trồng để nâng cao giá trị và thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Cụ thể, đã hình thành các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP được chứng nhận an toàn thực phẩm. Với cây ngô vụ đông, để giảm bớt áp lực về thời tiết khắc nghiệt, quá nửa diện tích đã chuyển từ trồng lấy hạt sang trồng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. Các địa phương có phong trào sản xuất vụ đông mạnh là: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Yên Thủy, TP Hòa Bình... Vụ đông đã trở thành 1 trong 3 vụ sản xuất chính của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và cung ứng sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng cho thị trường dịp cuối năm.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thời gian qua, tỉnh đã huy động hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, mở ra cơ hội phát triển, khai thác tiềm năng, lợi thế, cải thiện dân sinh, thúc đẩy KT-XH. Năm 2018, tỉnh đã đưa tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình vào khai thác, tạo sức hút các dự án đầu tư với số vốn lên tới hàng tỷ USD. Cùng với đó, nhiều dự án giao thông quan trọng trên địa bàn cũng đang được khẩn trương triển khai, bảo đảm tiến độ đề ra. Từ đó góp phần hiện thực nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
(HBĐT) - Những năm qua, cán bộ, hội viên nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) không chỉ phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống mà còn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Ngay từ khi triển khai chương trình, Hội Nông dân (HND) xã đã gắn phong trào thi đua của Hội với phong trào xây dựng NTM, tuyên truyền, vận động hội viên hưởng ứng, tham gia bằng cả tinh thần và vật chất, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn NTM năm 2018 và xã NTM nâng cao với những giá trị bền vững.
(HBĐT) - Ngày 7/11, UBND tỉnh họp Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (huyện Lạc Sơn). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Chỉ còn 1 năm để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Một trong những chỉ tiêu lớn tỉnh phấn đấu là kim ngạch xuất, nhập khẩu đến năm 2020 đạt 1.700 triệu USD, tăng 3,5 lần so với năm 2015.
(HBĐT) - Trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Trên địa bàn tỉnh, sau 10 năm triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, qua đó, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH, thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng NTM, với xuất phát điểm thấp, xã Hiền Lương (Đà Bắc) gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, năm 2019, xã đạt chuẩn NTM. Điểm nhấn trong xây dựng NTM của xã là tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân với trọng tâm phát huy thế mạnh về nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng.