(HBĐT) - Hiện nay, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 298.013 ha, chiếm 64,66% tổng diện tích tự nhiên. Sau 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg, ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) có trọng tâm, trọng điểm, thu hút được nhiều đối tượng tham gia.


Người dân xã Cuối Hạ (Kim Bôi) chăm sóc diện tích rừng sản xuất.

Toàn tỉnh hiện quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ 263.463,14 ha rừng (gồm cả diện tích có rừng ngoài quy hoạch và diện tích rừng trồng chưa thành rừng). Trong đó, giao khoán 68.562,5 lượt ha cho người dân bảo vệ và chăm sóc; hỗ trợ bảo vệ rừng 69.700 ha; chủ rừng tự bảo vệ 121.740 ha. Góp phần duy trì độ che phủ rừng của tỉnh từ năm 2016 đến nay luôn ở mức trên 51%. 

Diện tích rừng sản xuất tăng nhanh nhờ thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, các dự án trồng rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế trồng và phát triển vốn rừng. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh trồng khoảng 609 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, đạt khoảng 58% so với giai đoạn trước, chủ yếu do NSNN hỗ trợ. Trồng mới và trồng lại khoảng 32.533 ha rừng sản xuất. Tổng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển lâm nghiệp khoảng 359.501 triệu đồng, trong đó, NSNN hỗ trợ 121.386 triệu đồng, chiếm khoảng 34%, còn lại của chủ rừng (vốn tự có doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…) khoảng 238.115 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, nông dân và các thành phần kinh tế trồng mới trên 8.500 ha rừng. 

Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) có nhiều chuyển biến tích cực, giảm cả 3 tiêu chí về số vụ vi phạm, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về BV&PTR bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác BV&PTR, PCCCR. Hàng năm, tổ chức được trên 2.000 cuộc tuyên truyền với trên 85.000 lượt người tham gia. Xây dựng phương án PCCCR giai đoạn 2017 - 2020 của tỉnh nhằm chủ động huy động nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Toàn tỉnh đã xây dựng 1 phương án cấp tỉnh, 11 phương án cấp huyện, 206 phương án cấp xã và 5 phương án của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. Thường xuyên duy tu, củng cố 97,5 km đường băng cản lửa (75,9 km đường băng trắng, 18 km đường băng xanh). Xây dựng các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn, xóm để thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ rừng tại gốc, qua đó lực lượng bảo vệ rừng, PCCCR thường xuyên được củng cố và hoạt động hiệu quả. Hiện, trên địa bàn tỉnh có 1.830 tổ quần chúng bảo vệ rừng với 12.028 người tham gia. 

Các đơn vị đã chủ động làm tốt công tác kiểm tra và tổ chức phối kết hợp với ngành chức năng, chính quyền các cấp trong việc tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Lập hồ sơ xử lý các vụ vi phạm theo quy định. Trong những năm gần đây đã giảm về số vụ vi phạm, quy mô thiệt hại. Năm 2016 có 85 vụ vi phạm, năm 2018 có 48 vụ, giảm 37 vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng cho rằng: Khi người dân trở thành chủ rừng đã tích cực bảo vệ, nên hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; xu hướng quản lý, phát triển rừng bền vững, thân thiện với môi trường được các chủ rừng quan tâm. Để sử dụng và phát triển rừng bền vững, tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; trong đó, tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng theo hướng thâm canh gỗ lớn; nâng cao giá trị, sản phẩm gỗ thông qua chế biến tinh, sâu; tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng liên kết, gắn sản xuất, chế biến với tiêu thụ nhằm phát triển bền vững, hiệu quả; phát triển kinh tế hợp tác, doanh nghiệp theo hướng quy mô lớn, sản xuất tập trung, tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực đầu tư; ứng dụng khoa học công nghệ cho công tác quản lý, BV&PTR. 


Đinh Thắng

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục