(HBĐT) - Ngày 12/11, tại sân vận động trung tâm, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu tập thể "Cam, bưởi Mường Động” cho các sản phẩm cam, bưởi của huyện. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh, cộng đồng người trồng cam, bưởi cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.


Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Mường Động huyện Kim Bôi.  


Lãnh đạo Huyện Kim Bôi tặng giấy khen cho các cá nhân tiêu biểu. 



Đại diện đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, HTX và các Công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.


Theo UBND huyện Kim Bôi, đến nay, toàn huyện có tổng diện tích cam đạt trên 576 ha. Trồng tập trung chủ yếu tại các xã Tú Sơn (71 ha), Vĩnh Tiến (174,8 ha), Kim Sơn (122 ha), Nam Thượng (60,6 ha), Mỵ Hòa (117 ha). Năng suất đạt trên 24 tấn/ha, sản lượng cả năm đạt trên 9.100 tấn. Giá trị sản xuất từ cam đạt trên 182,1 tỷ đồng. Doanh thu đạt từ 300 - 400 triệu đồng/ha. Tổng diện tích bưởi đạt trên 770 ha, trong đó, diện tích kiến thiết cơ bản 442,7 ha, diện tích kinh doanh 330,1 ha, năng suất 19 tấn/ha, sản lượng đạt 6.295 tấn. Giá trị sản xuất thu được từ bưởi năm 2019 đạt trên 157,3 tỷ đồng. Các giống bưởi chủ yếu là bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi da xanh. Doanh thu đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, sản phẩm cam, bưởi Mường Động đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Hội Nông dân huyện Kim Bôi là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể  "Cam Mường Động” và "Bưởi Mường Động”.     

Để phát triển thương hiệu cam, bưởi Mường Động, UBND huyện Kim Bôi đưa ra định hướng: rà soát, hoàn thiện đảm bảo công tác quy hoạch vùng chuyên canh cam, bưởi; đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó quan tâm hạ tầng thiết yếu như hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, khu sơ chế, chế biến sản phẩm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tăng diện tích các sản phẩm cam, bưởi đạt tiêu chuẩn chất lượng như an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ,... đến năm 2020 đạt trên 200 ha và đến năm 2025 đạt khoảng trên 500 ha. Tích cực quảng bá hình ảnh, thông tin về sản phẩm cam, bưởi đạt nhãn hiệu tập thể, kết hợp với các điểm du lịch địa phương thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như: Hội chợ, hội thảo, lễ hội,... qua internet, báo, đài.

Nhân dịp này, đại diện HTX, đơn vị chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và 3 Công ty bao tiêu sản phẩm thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tại lễ công bố, UBND huyện Kim Bôi tặng giấy khen cho 13 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu có thành tích trong phát triển cây ăn quả có múi.

Trong khuôn khổ tổ chức lễ công bố, có trên 30 gian hàng bán và giới thiệu các sản phẩm cam, bưởi và các nông sản đặc trưng của các địa phương trong huyện phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân trên địa bàn trong thời gian 2 ngày.



Đinh Thắng

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục