(HBĐT) - Tái cơ cấu các ngành công nghiệp và dịch vụ là trọng tâm trong tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đã được UBND tỉnh tập trung chỉ đạo và đạt được kết quả khả quan. Những năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ  phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

 


Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn đầu tư cửa hàng tự chọn tại Trung tâm Thương mại bờ trái Sông Đà phục vụ người dân.

Kết cấu hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ được đầu tư, hoạt động trong các lĩnh vực này diễn ra khá sôi động. Các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của tỉnh như KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà được đầu tư và đang được lấp đầy, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú, có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng. Đến nay, tỉnh bước đầu hình thành một số sản phẩm chủ lực, có tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp như: điện sản xuất, quần áo may sẵn, xi măng, linh kiện, thiết bị điện, điện tử, dệt thổ cẩm, chiếu tre, mây tre đan xuất khẩu… Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Giai đoạn 2016-2019, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 17,1%/năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng trên 10,5%/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 247 dự án sản xuất công nghiệp, khoảng trên 56% dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, từ 690,6 triệu USD năm 2016 ước đạt 1.426,9 triệu USD năm 2019, trong đó, xuất khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 29,6%/năm, nhập khẩu tăng trưởng bình quân hàng năm ước tăng 24,8%/năm.

Hoạt động thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ. Toàn tỉnh có 93 chợ, 5 siêu thị, 3 trung tâm thương mại. Toàn tỉnh có gần 1.000 doanh nghiệp, khoảng 30.000 hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại cá thể. Bên cạnh hoạt động thương mại truyền thống, trên địa bàn tỉnh đã có sự góp mặt của nhiều đại lý, nhà phân phối có uy tín cung cấp sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân. Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách phát triển nhanh. Số lượng phương tiện đường bộ tăng, chất lượng phục vụ, phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, mức lưu chuyển hàng hóa tăng trên 5%/năm. Các sản phẩm ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng cao, ổn định, đạt 14,46%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 10,25%; ngành vận tải, kho bãi duy trì tỷ trọng khoảng 9,24%... Dịch vụ du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2019 tăng 19,5%/năm; đến cuối năm 2019 ước đạt 31.720 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2019, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Các ngành có năng lực cạnh tranh được chú trọng phát triển, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

UBND tỉnh chỉ đạo các giải pháp phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn của địa phương. Theo đó, về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nghiên cứu đề án hoặc chính sách khuyến khích đầu tư, huy động vốn để xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, chuẩn bị đất sạch phục vụ thu hút đầu tư. Chú trọng đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung đẩy mạnh giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm dần tỷ trọng các ngành tận dụng lao động, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, lợi thế cạnh tranh, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, công nghiệp phục vụ nông thôn. Tăng cường công tác tiếp xúc, nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn về vốn, mặt bằng và đổi mới mới công nghệ, đầu tư chiều sâu để tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp. Từng bước hiện đại hóa lưới điện, nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thiết yếu sản xuất và đời sống của người dân.

Về lĩnh vực dịch vụ, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các ngành dịch vụ ưu tiên phát triển, gồm: dịch vụ vận tải, du lịch, giáo dục, y tế, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thương mại (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại). Triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động của BTV Tỉnh ủy về phát triển thương mại, dịch vụ. Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển áp dụng mô hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt động thương mại nhằm phát triển nhanh thị trường cho doanh nghiệp tỉnh. Hiện đại hóa hệ thống thanh toán, hướng đến áp dụng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, thực hiện đa dạng hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của các thành phần kinh tế; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.


 Lê Chung

Các tin khác


Xây dựng huyện nông thôn mới vùng cửa ngõ của tỉnh

(HBĐT) - Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội cùng những tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn nhân lực và những cơ chế cởi mở, thông thoáng trong thu hút đầu tư, huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Những năm qua, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,2%. Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao. QP-AN, TTATXH luôn ổn định, giữ vững.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch

(HBĐT) - Với mục tiêu tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất kinh doanh (SX-KD) có hiệu quả; thu hút nhiều hơn nữa DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh... Ngay từ đầu năm 2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Qua đó đã nâng cao nhận thức cùng sự vào cuộc tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận, đơn vị thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và cán bộ, công chức, viên chức.

Thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật năm 2019

(HBĐT) - Năm 2019, quán triệt chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh; các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Nổi bật là:

Tín hiệu bứt phá phát triển sản xuất công nghiệp

(HBĐT) - Năm 2019 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn toàn tỉnh với mức tăng trưởng CN đạt gần 12,4%.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ ghi nhận xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD

Chiều 30-12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ ghi nhận xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD do Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Công thương tổ chức. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Tô Lâm, Bộ trưởng Công an; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục