(HBĐT)-Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong luôn tiên phong, sáng tạo trên mặt trận kinh tế. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%. Đời sống hội viên CCB không ngừng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, đô thị văn minh.


Cán bộ Hội Cựu chiến binh huyện, xã thăm quan mô hình trồng cây có múi tại trang trại của cựu chiến binh Phan Văn Đá, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong).

Hội CCB huyện có 2.661 hội viên, sinh hoạt tại 17 cơ sở Hội. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho hội viên, Hội CCB huyện tích cực tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong đó, xác định cây có múi là mô hình chủ lực giúp hội viên giảm nghèo bền vững. Đến nay, toàn huyện có gần 1.000 ha cây có múi do hội viên CCB làm chủ. Trên 1.200 hộ có thu nhập khá khi đầu tư phát triển mô hình gia trại, trang trại trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, một số hội viên mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển dịch vụ vận tải, kinh doanh nhà hàng, buôn bán tạp hóa... 

Ông Phan Văn Đá, hội viên CCB xóm Hải Phong, xã Bắc Phong chia sẻ: "Đến nay, gia đình tôi đã phát triển quy mô trang trại lên trên 25 ha cây có múi, chủ yếu là giống cam lòng vàng, cam Canh và V2. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, gia đình tôi xuất ra thị trường khoảng 250 tấn cam các loại, lợi nhuận thu về khoảng 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tôi duy trì phát triển đa dạng mô hình kinh tế, trong đó có 5 ha keo, 8 ha bưởi các loại; giải quyết việc làm cho 15 - 20 lao động thời vụ với mức lương từ 4,5 - 5 triệu đồng/người/ tháng". Sản phẩm cây ăn quả có múi của gia đình ông Đá hiện được bán tại siêu thị Big C Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu, gia đình ông tiếp tục phát triển, duy trì diện tích cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP. Tích cực áp dụng KHKT vào quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm cam Cao Phong. 

Nhằm giúp đỡ, hỗ trợ hội viên có điều kiện tiếp cận KHKT, hàng năm, Hội CCB huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 5 - 6 buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Xây dựng nguồn quỹ Hội đạt 1,3 tỷ đồng, bình quân đạt 450.000 đồng/hội viên. Qua đó, nhiều hội viên được vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, thí điểm phát triển các mô hình kinh tế mới. Đến nay, Hội CCB huyện phối hợp với Ngân hàng CSXH quản lý 51 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho 1.831 hộ tiếp cận nguồn vốn với tổng dư nợ trên 70 tỷ đồng. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn 272 triệu đồng của Trung ương Hội CCB Việt Nam thực hiện 7 dự án. 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: "Trong thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế. Trong đó tập, trung mở rộng diện tích cây có múi, chú trọng áp dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Khuyến khích hội viên năng động, sáng tạo phát triển mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện của địa phương. Mong muốn các sở, ban, ngành quan tâm, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật. Qua đó nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển KT-XH  địa phương".


Đức Anh


Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục