(HBĐT) - Từ cuối năm 2018, hãng hàng không Vietnam Airlines đưa đặc sản cam Cao Phong - Hòa Bình trở thành món tráng miệng phục vụ hành khách hạng thương gia trên gần 70 đường bay... Đây vừa là niềm tự hào, vừa là động lực để người trồng cam Cao Phong tiếp tục nâng cao chất lượng và bảo vệ thương hiệu cây có múi đặc sản.
Hộ trồng cam HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nhật Minh, xã Bình Thanh (Cao Phong) giữ vững năng suất, chất lượng cam.
Đang ở chính vụ thu hoạch cam Cao Phong, các hộ thành viên của Công ty TNHH Phương Huyền, cơ sở sản xuất xã Bình Thanh phấn khởi, yên tâm bởi diện tích cam vẫn giữ được sản lượng, giá cả ổn định. Anh Đinh Gia Long ở xóm Mỗ cho biết: Kể từ sau thực hiện dự án chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng cam đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) ở niên vụ trước, người trồng cam chúng tôi tự tin chất lượng sản phẩm của mình sẽ có khả năng tiêu thụ tốt ở bất kỳ thị trường nào. Làm tốt vai trò kết nối, xúc tiến thương mại, Công ty TNHH Phương Huyền đã giúp các hộ thành viên giải quyết vấn đề đầu ra sản phẩm, xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều khách hàng. Ngoài địa bàn TP Hà Nội, thương nhân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam cũng lên tận nhà vườn để nhập hàng tiêu thụ.
Tại thủ phủ vùng cam thị trấn Cao Phong, hơn 200 hộ trồng cam thuộc Liên hiệp HTX Cam Cao Phong cũng nhộn nhịp thu hoạch cam canh, cam Xã Đoài... Theo Chủ tịch Liên hiệp HTX Cam Cao Phong Từ Quang Hà, các HTX tham gia Liên hiệp HTX đều sản xuất theo quy trình VietGAP. Liên hiệp HTX cũng đã sản xuất tem điện tử thông minh thể hiện đầy đủ các thông tin sản phẩm, giúp người tiêu dùng yên tâm, dễ dàng nhận diện được cam Cao Phong qua việc kiểm tra tem, sử dụng ứng dụng OCOP để kiểm tra chống giả thông tin, zalo hoặc các phần mềm quét mã vạch khác trên smartphone... Từ đây, thương hiệu, chất lượng sản phẩm cam Cao Phong được khẳng định, góp phần mở rộng thị trường từ miền Bắc đến miền Nam, tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản an toàn.
Niên vụ 2019-2020, huyện Cao Phong có 1.544,6 ha diện tích cây thời kỳ kinh doanh, sản lượng đạt trên 40.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với niên vụ 2018-2019. Kể từ tháng 9, cam lòng vàng giống chín sớm đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 30 tấn/ha, chiếm 30% sản lượng toàn vụ. Cam Xã Đoài giống chín chính vụ sẽ bắt đầu thu từ tháng 11, năng suất bình quân khoảng 35-40 tấn/ha, chiếm 35% sản lượng. Trên hành trình nỗ lực nâng cao chất lượng và bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong, toàn huyện đã có 972,44 ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với 734 hộ tham gia. Có 4 đơn vị kinh tế tập thể được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất cho sản phẩm cam quả là: HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hà Phong; Công ty TNHH Phương Huyền, cơ sở sản xuất xã Bình Thanh; HTX Tuấn Thủy; HTX 3T Nông sản Cao Phong.
Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong khẳng định: Cam là cây trồng kinh tế mũi nhọn được huyện tập trung phát triển theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời xác định giữ gìn, bảo vệ tốt thương hiệu sản phẩm. UBND huyện đã giao đơn vị chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành các quy trình kỹ thuật sản xuất cây cam, xây dựng mô hình điểm, mô hình mở rộng, tổ chức các lớp chuyển giao tiến bộ KHKT, lớp dạy nghề cho nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản nông sản hàng hóa. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giám sát chặt việc tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong trên địa bàn. Đặc biệt, huyện duy trì tổ chức lễ hội cam Cao Phong hàng năm, quảng bá thương hiệu đến các vùng, miền thu hút khách hàng, khách du lịch đến thăm quan, thu mua sản phẩm. Các dự án hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ cam được nhân rộng giúp hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, vật tư nông nghiệp và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
Về lâu dài, để phát triển thương hiệu và vùng cam Cao Phong chất lượng cao, huyện thực hiện quản lý tốt chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, mở rộng vùng chỉ dẫn địa lý và giống ngoài 6 xã, thị trấn và 4 giống đã được chứng nhận. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị đầu ra, áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến để phân loại và bảo quản sản phẩm. Sản xuất đủ điều kiện ATTP, tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ để đảm bảo quy trình sản xuất khép kín, đáp ứng yêu cầu của những khách hàng khó tính, hướng tới chuỗi tiêu thụ sản phẩm như siêu thị, khách sạn, nhà hàng và xuất khẩu mang tính ổn định, bền vững.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 3/1, Cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 85% dân số thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và có nhiều loại nông sản lợi thế, đặc trưng. Do vậy, phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm thực hiện.
(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Kim Bôi tập trung phát triển mạnh cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả. Hiện, tổng diện tích cây ăn quả trên toàn huyện đạt khoảng 2.175 ha. Trong đó, diện tích trồng mới 160 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 815 ha, diện tích kinh doanh 1.200 ha. Trong đó, diện tích cây có múi 1.369 ha; nhãn 339 ha và 471 ha cây ăn quả khác.
(HBĐT)-Phát huy phẩm chất người lính Cụ Hồ, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Cao Phong luôn tiên phong, sáng tạo trên mặt trận kinh tế. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đạt 46 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%. Đời sống hội viên CCB không ngừng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, đô thị văn minh.
Dự trữ ngoại hối đạt mốc lịch sử gần 80 tỉ USD, lạm phát thấp nhất 3 năm; vàng, USD lặng sóng... đó là những số liệu, kết quả mà Thủ tướng bày tỏ sự bất ngờ lớn đối với ngành ngân hàng trong năm 2019.
Theo Cục Chăn nuôi, sau một thời kỳ tăng giá do hiện tượng găm hàng, đầu cơ, giá lợn hơi trong 1 tuần qua đã giảm mạnh bởi nguồn cung tăng do thương lái đẩy mạnh bán ra.