Hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu "cá sạch Thung Nai"
Thứ bảy, 11/4/2020 | 4:43:44 Chiều
(HBĐT) - Nghề khai thác thủy sản trên sông Đà đã giúp người dân xã Thung Nai (Cao Phong) tích lũy được nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Vì vậy, cách đây hơn 20 năm, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt hồ trên sông Đà để nuôi cá lồng. Các loại cá do người dân và doanh nghiệp nuôi tại Thung Nai luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chất lượng thịt chắc, thơm ngon. Nhờ vậy, sản phẩm cá sạch Thung Nai được nhiều người biết đến.
Gia đình anh Nguyễn Xuân Sang, xóm Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) nuôi hơn 20 lồng cá, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Xuân Sang, xóm Nai chia sẻ: Hiện, gia đình tôi nuôi hơn 20 lồng cá, chủ yếu là cá lăng. Nuôi cá lăng nhàn, không vất vả mà giá trị kinh tế cao. Kinh nghiệm của tôi cho thấy khâu quyết định thành công của nuôi cá lăng là cách thiết kế lồng. Cá lăng cần diện tích lồng rộng, thông thoáng để phát triển. Mỗi lồng cá phải rộng khoảng 36 m2. Tôi sử dụng tỏi trộn với ngô, sắn, tôm tép tự nhiên cho cá ăn vừa phòng dịch, vừa cho chất lượng cá chắc thịt, thơm ngon. Thị trường và giá bán cá lăng ổn định nên sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi năm gia đình tôi lãi khoảng 300 triệu đồng. Dự kiến năm nay, nếu thời tiết thuận lợi, gia đình tôi lãi 400 triệu đồng.
Toàn xã Thung Nai hiện có 337 lồng cá, trong đó 221 lồng cá của hộ dân, 116 lồng cá của các doanh nghiệp. Sản lượng trung bình một lồng cá đạt khoảng 1,2 tấn. Cá lồng được nuôi tập trung tại xóm Mới và xóm Nai. Các loại cá chủ yếu là trắm, lăng, rô phi đơn tính.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực để giúp người dân phát triển nuôi cá lồng. Giai đoạn 2016 – 2018, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân hỗ trợ 2 gia đình hội viên vay vốn để nuôi cá lồng, mỗi hộ 25 triệu đồng. Giai đoạn 2018 – 2020, Quỹ tiếp tục hỗ trợ 5 hộ nuôi cá lồng vay vốn, mỗi hộ 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, chính quyền xã hỗ trợ kinh phí đóng lồng cá và cá giống cho hộ nuôi cá lồng. Xã phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho đàn cá, áp dụng KH-KT vào nuôi thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm. Cấp ủy, chính quyền và người dân đặt mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu "cá sạch Thung Nai”. Để cá chắc thịt, thơm ngon, người dân tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cám gạo, ngô, lá sắn, cỏ tự nhiên cho cá ăn. Ngoài ra, phòng dịch bệnh cho cá bằng cách sử dụng tỏi giã nát trộn với thức ăn, buộc lá xoan ở 4 góc của lồng cá. Vào mùa nước lên kéo lồng ra xa bờ khoảng vài mét tránh trường hợp cá ăn phải cỏ ven bờ bị thối.
Cá Thung Nai chắc thịt, thơm ngon nên tư thương rất thích mua. Bên cạnh đó, chính quyền xã định hướng phát triển nuôi cá lồng kết hợp với phát triển du lịch nên thị trường tiêu thụ cá tương đối ổn định. Mặc dù cá Thung Nai có giá cao hơn so với địa phương khác nhưng người người tiêu dùng vẫn ưa chuộng. Cá lăng bán với giá 100 nghìn đồng/kg, cá trắm đen 150 nghìn đồng/kg, trắm cỏ 80 nghìn đồng/kg. Nuôi cá lồng đem lại giá trị kinh tế gấp nhiều lần trồng ngô, lúa, đánh bắt thủy sản. Nuôi cá lồng giúp nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết: Để phát triển thương hiệu "cá sạch Thung Nai” chính quyền địa phương tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm; kết nối với các doanh nghiệp, siêu thị để tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, xã đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thông qua việc tổ chức tour đưa khách du lịch từ xóm Tiện tới thăm quan mô hình nuôi cá lồng trên sông Đà. Trong năm nay, xã phấn đấu thành lập HTX nuôi trồng thủy sản với khoảng 15 - 20 hộ tham gia, nhằm tạo sự liên kết từ khâu chăm sóc tới tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền xã sẽ phối hợp với Hội Nông dân huyện để hoàn thành đăng ký tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm cá Thung Nai.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến người dân trong tỉnh. Trong tháng 3, doanh số cho vay đạt 32.200 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 49.416 triệu đồng, với 1.236 lượt hộ vay vốn. Doanh số thu nợ trong tháng đạt trên 8.540 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 14.165 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 3, doanh số cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu đạt hơn 14,9 tỷ đồng, với 747 hộ vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 14,5 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đến hết tháng 3, tổng dư nợ do Huyện Đoàn Tân Lạc nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn vay vốn ưu đãi là 95.843 triệu đồng, với 85 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 3.134 hộ vay; tổng số tiền gửi tiết kiệm là 2.662 triệu đồng, với 3.172 hộ.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp (DN) đều gặp bất lợi. Các đơn vị ngành thép không phải ngoại lệ, đều chịu tác động rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ. Do đó, ngoài khả năng tự thân vận động, các DN ngành thép cần sự hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.
(HBĐT) - Trong 5 năm 2015-2020, so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng). Thu NSNN tăng bình quân hàng năm 20,07%. Huyện hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trước 1 năm về công nhận đô thị loại IV, hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM. Cùng với các giải pháp trong phát triển KT-XH, huyện chú trọng thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược.