(HBĐT) - Gọi Lạc Thủy là miền đất của những trang trại bởi số trang trại hiện có trên địa bàn chiếm tới 30% tổng số trang trại được chứng nhận của cả tỉnh. Đặc biệt, với sự hỗ trợ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng tư duy mới, năng động của các chủ trang trại đã góp sức, tạo động lực để nền kinh tế nông nghiệp địa phương phát triển toàn diện, cả về chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản.


Trang trại tổng hợp của anh Hà Anh Tuấn, thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm được đánh giá trang trại tốt của huyện Lạc Thủy.

Phong phú trang trại quy mô lớn

Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 12/4/2011 quy định về tiêu chí, thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại được ban hành, cùng với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện là cơ hội tốt để kinh tế trang trại bứt phá mạnh mẽ, với quy mô ngày càng phong phú. Tiềm năng về lao động, lợi thế gần các thị trường lớn, chăn nuôi quy mô trang trại được nông dân trên địa bàn huyện quan tâm, phát triển. Tổng đàn gia cầm của huyện hiện có trên 800.000 con. Huyện đã xây dựng thành công thương hiệu gà Lạc Thủy. Sản xuất chăn nuôi được tập trung đầu tư, phát triển theo hướng hàng hóa, từ đó hình thành các mô hình kinh tế trang trại điển hình.

Trang trại do ông Nguyễn Văn Quốc ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành làm chủ được đánh giá là trang trại tốt bởi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về quy mô, lĩnh vực, quy định về giá trị sản phẩm hàng hóa 3 năm liên tiếp, nhất là hoạt động sản xuất bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân khu dân cư. Trang trại có quy mô 400 lợn thịt, tổng vốn hoạt động 1,2 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm 1 tỷ đồng, đạt thu nhập 650 triệu đồng. Một số chủ trang trại tên tuổi khác như anh Nguyễn Văn Tuấn, thôn Bột, xã Phú Thành với trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô 10.000 con gà đẻ, tổng vốn đầu tư 2 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm 3,7 tỷ đồng, thu nhập 1,7 tỷ đồng. Anh Bùi Đông Giang, thôn An Sơn, xã An Bình chăn nuôi gia cầm quy mô 5.000 con gà đẻ, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm gần 2,8 tỷ đồng, thu nhập gần 1,3 tỷ đồng. Anh Nguyễn Văn Xuân ở thôn 2A, xã Phú Nghĩa với trang trại nuôi bò sữa có tổng mức đầu tư 640 triệu đồng, doanh thu mỗi năm 1,1 tỷ đồng, thu nhập 544 triệu đồng.

Nông dân trên địa bàn huyện cũng rất tích cực đầu tư mô hình trang trại tổng hợp, trồng trọt. Tiêu biểu về trang trại tổng hợp là ông Nguyễn Duy Lành ở thôn Bột, xã Phú Thành chăn nuôi lợn, gà, trồng cây ăn quả, bưởi Diễn trên diện tích 2,1 ha, tổng vốn 800 triệu đồng, doanh thu 1,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân 650 triệu đồng/năm. Ông Hà Văn Tuấn ở thôn Đồng Đễ, xã Đồng Tâm với quy mô 3,2 ha, tổng vốn đầu tư hơn 700 triệu đồng, doanh thu gần 1,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân gần 700 triệu đồng/năm. Ông Quách Minh Hiệp ở thôn Vỏ, xã Thống Nhất với quy mô 4,5 ha, tổng vốn đầu tư gần 700 triệu đồng, doanh thu gần 1,3 tỷ đồng, thu nhập 600 triệu đồng/năm. Về trồng trọt có bà Mai Thị Phương ở thôn 8, xã Hưng Thi có quy mô 2 ha, tổng vốn đầu tư trên 800 triệu đồng, doanh thu 1,5 tỷ đồng, thu nhập 700 triệu đồng/năm. Điển hình trang trại lâm nghiệp là ông Bùi Văn Đợ, thôn Cui, xã Hưng Thi với quy mô trên 32 ha, tổng đầu tư trên 300 triệu đồng, doanh thu 700 triệu đồng, thu nhập mỗi năm 330 triệu đồng. Điển hình trang trại thủy sản là ông Nguyễn Đức Lượng, thôn An Ninh, xã Phú Nghĩa với tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng, doanh thu 1,5 tỷ đồng, thu nhập 700 triệu đồng mỗi năm...

Động lực cho người sản xuất, kinh doanh

Đến nay, trên địa bàn huyện có 92 trang trại, gồm 27 trang trại chăn nuôi, 47 trang trại tổng hợp, 11 trang trại trồng trọt, 5 trang trại thủy sản và 2 trang trại lâm nghiệp. 95% trang trại đạt mức doanh thu từ 700 triệu - 3,7 tỷ đồng/năm.

Kinh tế trang trại phát triển, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế điển hình là động lực để người nông dân tập trung sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, liên kết và hình thành mô hình sản xuất khép kín. Cũng từ đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ở địa phương được đẩy mạnh mà hạt nhân nòng cốt là các chủ trang trại. Bình quân hàng năm, có 5.000 hội viên nông dân đăng ký danh hiệu thi đua, trên 3.000 hội viên đạt hộ SXKD giỏi cấp cơ sở, huyện, tỉnh, T.Ư. Tiêu biểu là ông Nguyễn Duy Lành, thôn Bột, xã Phú Thành đạt hộ SXKD giỏi cấp T.Ư. Các trang trại tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho 212 lao động, một số trang trại đã bước đầu có hợp đồng tiêu thụ nông sản với doanh nghiệp.

Ghi nhận những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế trang trại, đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng: Quá trình triển khai, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kinh tế trang trại có đóng góp quan trọng trong hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ. Ở một khía cạnh khác, song hành với thực hiện tái cơ cấu, nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và bền vững đã đến được với các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại. Đơn cử như chính sách tín dụng, ưu đãi về đất đai, thuế, lao động, khoa học công nghệ... sau khi được cấp chứng nhận trang trại, được hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hiện đã có những trang trại tham gia tích cực như trang trại gà của anh Bùi Đông Giang ở thôn An Sơn, xã An Bình cuối năm 2019 đã ký kết hợp đồng tiêu thụ lớn với siêu thị Big C, sản phẩm của trang trại đã công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh chất lượng 4 sao.       
 

 Bùi Minh

Các tin khác


Xã Chí Đạo: Động lực xóa nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), những hộ nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo của huyện Lạc Sơn không chỉ xóa được nhà tạm, mà còn vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Dư nợ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đạt trên 257 tỷ đồng

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành triển khai đến người dân trong tỉnh. Trong tháng 3, doanh số cho vay đạt 32.200 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 49.416 triệu đồng, với 1.236 lượt hộ vay vốn. Doanh số thu nợ trong tháng đạt trên 8.540 triệu đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 14.165 triệu đồng.

Huyện Mai Châu: Dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 279 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 3, doanh số cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu đạt hơn 14,9 tỷ đồng, với 747 hộ vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 14,5 tỷ đồng.

Huyện Đoàn Tân Lạc: Nhận ủy thác vốn ưu đãi hơn 95 tỷ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 3, tổng dư nợ do Huyện Đoàn Tân Lạc nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn vay vốn ưu đãi là 95.843 triệu đồng, với 85 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 3.134 hộ vay; tổng số tiền gửi tiết kiệm là 2.662 triệu đồng, với 3.172 hộ.

Ngành thép trước áp lực thua lỗ

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, hầu hết các lĩnh vực, doanh nghiệp (DN) đều gặp bất lợi. Các đơn vị ngành thép không phải ngoại lệ, đều chịu tác động rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh, thậm chí thua lỗ. Do đó, ngoài khả năng tự thân vận động, các DN ngành thép cần sự hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.

Doanh nghiệp thay đổi để thích ứng vươn lên

Không chỉ trông chờ vào các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm với kênh cung ứng hàng hóa mới thích ứng với bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 ngày càng lan rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục