Với diện tích hơn 28.000 ha vải, mùa vải năm 2020, Bắc Giang ước đạt sản lượng hơn 160 nghìn ha, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khá phức tạp, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Bắc Giang đã xây dựng nhiều phương án, trong đó chú trọng việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước.
Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra tình hình sản xuất vải tại Bắc Giang.
Sản lượng vải năm nay dự kiến tăng 10 nghìn tấn
Theo báo cáo UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2020, tỉnh có trên 28 nghìn ha vải, sản lượng ước đạt trên 160 nghìn ha, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong đó, vải sớm 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng 115.000 tấn.
Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15 nghìn ha, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110 nghìn tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Vải chứng nhận GlobalGAP với 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp. Trong đó, có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên. Vải sớm thu hoạch từ ngày 20-5 đến 5-6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10 tháng 6.
Chia sẻ với báo chí, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. Về tiêu thụ vải thiều phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó, đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều. Trong bối cảnh dịch Covid 19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các "kịch bản” cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.
Theo ông Thái, nhận định của địa phương kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn không xuất khẩu được. Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid 19 đó là đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả ba kịch bản trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm.
"Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra”, ông Thái nói.
Để vải được mùa được giá
Đánh giá về vụ vải năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao về cơ cấu mùa vụ vải của Bắc Giang với 30% diện tích vải vụ sớm cùng với ba kịch bản cho sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tỉnh cần tiếp tục rà soát kỹ hơn các kịch bản.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vụ vải năm nay sẽ còn chịu tác động bởi hai yếu tố, đó là diễn biến thời tiết bất thuận có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giảm giá trị; dịch Covid-19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu. Bởi thế, Bắc Giang cần chú ý kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật để bảo đảm năm nay tiếp tục có vụ vải được mùa, được giá.
Cũng theo Bộ trưởng, những tháng đầu năm nền nhiệt độ ấm hơn, diễn biến thời tiết bất thuận, liên tục có những trận mưa. Trong khi đó còn khoảng ba tuần nữa là thời điểm thu hoạch vải thiều cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc tốt cho vải để bảo đảm chất lượng.
"Năm nay tác động bao trùm là dịch Covid 19 do đó sẽ bị gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường chúng ta xuất khẩu, vì vậy nếu không chuẩn bị không tốt sẽ bị gián đoạn nguồn cung’, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Được biết, ngay từ đầu mùa, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động làm việc với các tỉnh, thành phố về tiêu thụ nông sản, đặc biệt tỉnh Bắc Giang, địa phương chiếm đến 50 % tổng sản lượng vải cả nước, để xây dựng những nhóm giải pháp tích cực, chủ động nhất phấn đấu năm nay tiếp tục là một năm vải được mùa, được giá.
(HBĐT) - Công tác quy hoạch có chung có vai trò quan trọng góp phần định hướng, huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển KT-XH. Nhiều năm nay, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch chưa cao. Công tác quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư của cơ quan quản lý, địa phương còn bị động. Quy hoạch đô thị, đất đai thường xuyên phải điều chỉnh.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh ban hành Văn bản số 1750/CT-NVDTPC, ngày 15/4/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, một số địa phương đã quyết định cho phép mở cửa trở lại một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 0 giờ ngày 23-4. Sáng 23-4, tại một số thành phố, đô thị lớn, sau hơn 20 ngày "ngủ đông”, nhịp sống trở lại hối hả, khi một số trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn, cà-phê,... đã mở cửa đón khách. Cùng với đó, nhiều hình thức kinh doanh vận tải cũng được phép hoạt động trở lại, tạo động lực giúp "mạch máu” kinh tế của đất nước thông suốt hơn.
(HBĐT) - Ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã tổ chức buổi làm việc với các ngân hàng (NH), Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh và một số DN để nắm bắt tình hình cũng như bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2020 Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, quyết định sử dụng 23,348 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cứng hóa 13,69 km đường GTNT thuộc địa bàn 10 xã của 10 huyện, thành phố. Đây là kế hoạch thuộc khuôn khổ thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 – 2020.
(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng công trình đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1704, ngày 31/10/2014, với tổng mức đầu tư trên 309.650 triệu đồng. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, kỳ vọng khi đưa vào sử dụng sẽ tạo sức bật phát triển KT - XH, khơi dậy tiềm năng du lịch cho các xã vùng cao còn nhiều gian khó như: Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc), Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn)... Do vậy, Nhân dân các xã hết sức phấn khởi, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để dự án triển khai thực hiện.