(HBĐT) - Với mục tiêu gắn cải tạo vườn tạp với phát triển bền vững ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 của BTV Tỉnh ủy, đề án của UBND tỉnh về cải tạo vườn tạp (CTVT) giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở nghị quyết, nhiều cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành. Các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch CTVT, triển khai thực hiện đến cơ sở, qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trồng trọt đạt hiệu quả cao hơn.



Người dân xóm Khoang, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) cải tạo vườn tạp trồng nhãn cho hiệu quả kinh tế cao.

Để nghị quyết đi vào thực tiễn, Đề án CTVT của tỉnh đã được triển khai thực hiện sâu rộng. Ngành NN&PTNT đặc biệt chú trọng công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt và bảo vệ thực vật cho người dân, góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, ngành đã tổ chức 10 lớp đào tạo nghề trồng rau an toàn tại vùng trồng rau chuyên canh ở các huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi, TP Hòa Bình; mở 14 lớp trồng cây có múi tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy; 31 lớp học hiện trường và tổ chức lớp đào tạo giảng viên nông dân về chăm sóc, quản lý sâu bệnh theo hướng bền vững trên rau, cây có múi tại 2 huyện Cao Phong, Lương Sơn, với hơn 900 nông dân tham gia.

Bên cạnh đó, Sở KH&CN đã xây dựng 54 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện, chuyển giao; xây dựng 44 mô hình sản xuất, trình diễn, đào tạo, tập huấn cho gần 990 kỹ thuật viên và nông dân. Từ đó, người dân đã hình thành tập quán canh tác theo kỹ thuật tiên tiến. Những loại cây trồng bản địa được thay thế dần bằng giống cây trồng mới, có chất lượng, giá trị trên diện tích vườn tạp được cải tạo, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích tăng cao.

Người dân xóm Khoang và các xóm lân cận ở xã Xuân Thủy (Kim Bôi) biết đến gia đình anh Bùi Văn Dũng với mô hình cải tạo 2.000 m2  vườn tạp trồng nhãn. Theo chia sẻ của anh Dũng, diện tích này trước đây gia đình trồng mía tím cùng một số loại cây màu, cho hiệu quả kinh tế bấp bênh, trong khi công sức, thời gian bỏ ra lại nhiều. Từ khi quyết định cải tạo khu vườn để trồng nhãn, với sản lượng thu hoạch khoảng 6 - 7 tấn mỗi năm cho thấy, trồng nhãn thu nhập cao hơn nhiều so với những cây trồng trước. Đặc biệt, gia đình đầu tư sản xuất theo quy trình VietGAP, giúp sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, được thị trường đón nhận.

Theo số liệu năm 2019, xã Sơn Thủy cũ có trên 140 ha nhãn, đã dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên bà con mạnh dạn CTVT, đất trống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trồng nhãn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2016, nhãn Sơn Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể.

Thực tế cho thấy, 5 năm qua, thực hiện nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về CTVT, các địa phương đã chủ động triển khai công tác quy hoạch, bố trí lại cơ cấu cây trồng trên diện tích vườn tạp được cải tạo hợp lý, khoa học, phù hợp với xây dựng NTM và điều kiện đất đai, khí hậu của từng vùng, đảm bảo cho việc gia tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế từ đất vườn. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm (2016 - 2020), toàn tỉnh cải tạo được gần 5.100 ha vườn tạp. Có trên 25.750 hộ tham gia, với tổng kinh phí hơn 301.340 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh 48.686 triệu đồng, ngân sách huyện 38.690 triệu đồng, vốn lồng ghép 44.994 triệu đồng, vốn do người dân đóng góp trên 168.970 triệu đồng. Trên cơ sở các điều kiện sản xuất đặc thù của mỗi địa phương, đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa với các hình thức cải tạo phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, có giá trị kinh tế cao, đầu ra ổn định. Điển hình như vùng cam Cao Phong, Lạc Thủy, vùng bưởi Tân Lạc, Yên Thủy; trồng rau su su, tỏi tía ở các xã vùng cao Mai Châu, Tân Lạc; mía tím tại các huyện: Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong; chè Shan tuyết ở vùng cao Mai Châu, Đà Bắc; rau hữu cơ Lương Sơn; nhãn Kim Bôi… CTVT được gắn kết với vùng sản xuất đã góp phần tạo ra sản lượng có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Từ kết quả CTVT, toàn tỉnh hiện có gần 2.100 ha cây ăn quả có múi tại các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất ATTP, VietGAP và chứng nhận hữu cơ; trên 270 ha rau chứng nhận ATTP, VietGAP, PGS, hữu cơ Việt Nam; 66,5 ha chuối, nhãn, thanh long, nghệ đỏ được chứng nhận VietGAP, ATTP.

Thực hiện chủ trương CTVT đã mang lại hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên, dự kiến đến hết năm 2020, diện tích vườn tạp được cải tạo mới đạt 91% so với chỉ tiêu Nghị quyết số 04-NQ/TU đề ra trên 6.000 ha. Đánh giá về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ: Thực hiện nghị quyết còn nhiều khó khăn. Nguồn lực để CTVT thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu về diện tích đề ra. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về tự CTVT, xây dựng các phương án còn hạn chế, chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể, do vậy, kết quả đạt được chưa toàn diện. Trong thời gian tới, những khó khăn này cần được khắc phục. Tỉnh cũng như các huyện, thành phố cần ưu tiên dành nguồn lực hỗ trợ  phát triển nông nghiệp nói chung, CTVT nói riêng.

Bình Giang

Các tin khác


Liên kết phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh khá phù hợp với việc phát triển cây dược liệu phục vụ chế biến các sản phẩm từ dược liệu. Thời gian qua có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu phát triển vùng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương.

Đổi mới tư duy, cách làm, nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng

(HBĐT) - Công tác quy hoạch có chung có vai trò quan trọng góp phần định hướng, huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển KT-XH. Nhiều năm nay, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, chất lượng quy hoạch chưa cao. Công tác quản lý quy hoạch, giới thiệu địa điểm cho nhà đầu tư của cơ quan quản lý, địa phương còn bị động. Quy hoạch đô thị, đất đai thường xuyên phải điều chỉnh.

 Người nộp thuế khẩn trương gửi hồ sơ gia hạn tiền nộp thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh ban hành Văn bản số 1750/CT-NVDTPC, ngày 15/4/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ.

Nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, một số địa phương đã quyết định cho phép mở cửa trở lại một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 0 giờ ngày 23-4. Sáng 23-4, tại một số thành phố, đô thị lớn, sau hơn 20 ngày "ngủ đông”, nhịp sống trở lại hối hả, khi một số trung tâm thương mại, cửa hàng, quán ăn, cà-phê,... đã mở cửa đón khách. Cùng với đó, nhiều hình thức kinh doanh vận tải cũng được phép hoạt động trở lại, tạo động lực giúp "mạch máu” kinh tế của đất nước thông suốt hơn.

Bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người vay vốn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 23/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã tổ chức buổi làm việc với các ngân hàng (NH), Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh và một số DN để nắm bắt tình hình cũng như bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trên 23 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ cứng hóa đường giao thông nông thôn năm 2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2020 Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh giai đoạn 2017 – 2020. Theo đó, quyết định sử dụng 23,348 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ cứng hóa 13,69 km đường GTNT thuộc địa bàn 10 xã của 10 huyện, thành phố. Đây là kế hoạch thuộc khuôn khổ thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 – 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục