(HBĐT) - Thôn Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) là nơi nổi tiếng trồng nhiều nhãn Miền, giống nhãn đặc sản của Hưng Yên, được nhiều người gần xa biết đến. Tại đây, những vườn nhãn VietGAP xum xuê cho năng suất, chất lượng cao, là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong, ngoài vùng tìm đặt mua trước mỗi vụ thu hoạch.



Người dân thôn Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) chuyển đổi trồng nhãn sang quy trình VietGAP, cho năng suất, chất lượng cao. 

Sau nhiều năm canh tác, nhiều vườn nhãn nay đã chuyển đổi sang sản suất theo quy trình VietGAP, được chính quyền địa phương thành lập HTX trồng nhãn VietGAP với 16 thành viên, tổng diện tích trên 30 ha, và ngày càng mở rộng. Chúng tôi đến thăm một trong những vườn nhãn lớn nhất thôn, diện tích 3 ha, gồm 400 cây nhãn của ông Phạm Văn Hắc, chủ nhiệm HTX trồng nhãn VietGAP ở thôn Vai Đào. Ông Hắc cho biết: "Trước nhu cầu về nông sản sạch ngày càng cao của thị trường, tôi cùng nhiều người trồng nhãn trong thôn đã chung ý tưởng, tìm hiểu qua tài liệu, kỹ thuật trên internet, các lớp tập huấn, diễn đàn về kỹ thuật nông nghiệp, chuyển đổi trồng nhãn theo quy trình VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nhãn địa phương. Trung bình mỗi vụ, vườn nhãn của tôi cho thu 8-10 tấn, quả to, ngọt, cùi dày, được tư thương đến tận vườn thu mua với giá trung bình 25.000 đồng/kg, thu nhập 200-250 triệu đồng/năm, đầu ra ổn định. Mỗi năm, HTX mở rộng thêm diện tích, kết nạp thành viên mới, cùng chung sức xây dựng thương hiệu, đưa nhãn Miền thôn Vai Đào vươn xa”.

Đến thăm vườn nhãn của ông Quách Đình Dương đúng lúc ông và nhiều nhân công đang tỉa lá, cành tăm, tiến hành các biện pháp phòng trừ bọ xít, bệnh hại. Ông Dương chia sẻ: "Trồng nhãn VietGAP là trong sản xuất cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, từ việc vệ sinh vườn, bón phân, cắt tỉa cành, tưới tiêu cho cây, sử dụng thiên địch và các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật... Để cây đạt năng suất cao, khi cây chuẩn bị đến kỳ ra hoa, cần thực hiện phương pháp khoanh cành giúp cây ra hoa đều, đồng loạt. Đồng thời, theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu bệnh, cắt tỉa những chùm ít quả. Như vậy, khi chín quả sẽ to, mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn. Thực tế, các khách hàng, tư thương mua nhãn VietGAP đều đánh giá chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn”.

Các khâu trong quá trình sản xuất như chăm sóc, bón phân, phun thuốc… đều được các hộ ghi nhật ký theo dõi chi tiết. Điều này là cần thiết, giúp chủ động quản lý chất lượng mô hình, kịp thời theo dõi, điều chỉnh trong quá trình canh tác. Cùng với HTX trồng nhãn Miền thôn Vai Đào, các hộ còn lại tại thôn Vai Đào đang dần chuyển đổi sản xuất sang quy trình VietGAP, từng bước đăng ký sản phẩm OCOP, tiếp tục nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương. Hiện, sản phẩm nhãn của thôn Vai Đào đã có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị tại Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Nguyên… Nhiều hộ trồng nhãn tiêu biểu, diện tích lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ như hộ các ông: Quách Đình Dương (2 ha), Đinh Công Thìn (3,5 ha)…

Nhằm tạo điều kiện hỗ trợ, thời gian tới, xã tiếp tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, từng bước nhân rộng mô hình trồng nhãn VietGAP, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nỗ lực quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hội chợ, diễn đàn trong và ngoài tỉnh, từ đó nâng cao đời sống cho người dân, phát triển KT-XH địa phương.

Hoàng Anh

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục