(HBĐT) - Sáng 28/4, Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức công bố trực tuyến Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI).
Bà Cailtin Wiesen, đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại lễ công bố.
Kết quả điều tra PAPI năm 2019 cho thấy, mối quan ngại lớn nhất của người dân Việt Nam vẫn là đói nghèo, lao động và việc làm. Những quan ngại này có khả năng gia tăng trong thời gian tới khi cả xã hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Công dân không có BHXH nhìn nhận nghèo đói là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, gói hỗ trợ an sinh xã hội chưa có tiền lệ 62.000 tỷ vừa được thông qua dự kiến sẽ hỗ trợ trên 10% dân số sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Vấn đề môi trường tiếp tục là quan ngại của người dân. Ở hầu hết các tỉnh, thành phố công dân được khảo sát phản ánh chất lượng không khí giữ nguyên hoặc giảm đi. Bên cạnh đó, định kiến về giới vẫn còn tồn tại, trong đó, cử tri có định kiến mạnh mẽ đối với phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, đặc biệt ở cấp thôn/ tổ dân phố cao gấp 3 lần so với vị trí đại biểu quốc hội. Vì vậy, thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác khắc phục định kiến về giới đối với phụ nữ.
Điểm số ở lĩnh vực Thủ tục hành chính công gần như không thay đổi thậm chí đi xuống một chút trong năm. Trong năm 2019, cải thiện lớn nhất được ghi nhận là ở lĩnh vực Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và nâng cao công khai, minh bạch trong ra quyết định. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực cải cách thu hút sự quan tâm lớn của công luận với mũi nhọn là chiến dịch phòng chống tham nhũng liên quan tới một số lãnh đạo chủ chốt.
Theo bảng Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công năm 2019 thì Bến Tre, Đồng Tháp và Quảng Ninh là 3 tỉnh đạt mức tổng điểm cao nhất, đều có mức điểm trên 46,6 điểm. Tỉnh Hòa Bình đạt điểm nội dung "tiếp cận thông tin” cao nhất toàn quốc.
Thu Thủy
(HBĐT) - Với mục tiêu gắn cải tạo vườn tạp với phát triển bền vững ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền đã chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 04, ngày 26/4/2016 của BTV Tỉnh ủy, đề án của UBND tỉnh về cải tạo vườn tạp (CTVT) giai đoạn 2016 - 2020. Trên cơ sở nghị quyết, nhiều cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành. Các huyện, thành phố xây dựng đề án, kế hoạch CTVT, triển khai thực hiện đến cơ sở, qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trồng trọt đạt hiệu quả cao hơn.
Với diện tích hơn 28.000 ha vải, mùa vải năm 2020, Bắc Giang ước đạt sản lượng hơn 160 nghìn ha, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khá phức tạp, để chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Bắc Giang đã xây dựng nhiều phương án, trong đó chú trọng việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Năm 2019, huyện có 2 xã là Lâm Sơn, Thanh Lương (cũ) đạt chuẩn NTM nâng cao. Năm 2020, huyện phấn đấu 2 xã Nhuận Trạch, Hòa Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, hoàn thành đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu.
(HBĐT) - Do tác động của dịch Covid-19, kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD). Nhiều HTX buộc phải có những phương án đối phó để trụ vững trong giai đoạn này, đồng thời, cần sự tháo gỡ từ nhiều phía.
(HBĐT) - 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả Đề án An ninh lương thực (ANLT) quốc gia đến năm 2020. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế, phát triển sản phẩm chủ lực. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn. Nhờ vậy, đời sống của người nông dân được nâng cao, ANLT bảo đảm.
(HBĐT) - Điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh khá phù hợp với việc phát triển cây dược liệu phục vụ chế biến các sản phẩm từ dược liệu. Thời gian qua có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu phát triển vùng dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương.