(HBĐT) - Vị trí địa lý thuận lợi, cơ chế, chính sách dần minh bạch, thông thoáng, hạ tầng dần hoàn thiện giúp tỉnh ta trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu thư, doanh nghiệp. Điều này cũng từng bước tạo đà cho lĩnh vực công nghiệp có điều kiện bứt phá. Những con số tăng trưởng về công nghiệp dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua là minh chứng. 


Tỉnh tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa (TP Hoà Bình) nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực công nghiệp. 

Theo đánh giá, tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do hiệu ứng tích cực từ các chính sách, giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, kết hợp sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh; các cơ quan chuyên môn, địa phương đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách, triển khai các biện pháp tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cắt giảm chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, tuyển dụng lao động, tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi… 

Chính vì vậy, thống kê trong quý I/2020, mặc dù ảnh hưởng khá lớn do dịch bệnh Covid-19, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vẫn ước đạt 10.555 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ, thực hiện 24,54% kế hoạch năm, cùng với đó, chỉ số sản xuất quý I tăng khoảng 10,6% so với cùng kỳ.

Trong đó, ngành sản xuất điện có sản lượng điện ước tính 1.375,93 triệu kWh, đạt 13,76% kế hoạch năm; điện thương phẩm ước tính 208 triệu kWh, đạt 22,58% kế hoạch năm.

Theo đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương, từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Cụ thể như đồ uống các loại tăng khoảng 24%, thép cùng các sản phẩm từ kim loại tăng khoảng 38%, xi măng tăng khoảng 25%... Riêng sản lượng đường giảm do nhà máy tạm thời ngưng sản xuất. Đối với ngành khai khoáng, sản lượng khai thác đá tăng 22,29%, sản lượng quặng các loại tăng 27,83%.

Nằm ở vị trí cầu nối giữa miền núi và đồng bằng, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc… có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đã được đầu tư từ nhiều năm nay. Hiện, tỉnh đã có một số khu, cụm công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng. Đồng thời, đang tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đây chính là tiềm năng rất lớn, nhằm thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án vào tỉnh.

Trên thực tế, năm 2020, trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, các đơn vị chức năng của tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu lấp đầy diện tích khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà; 70% diện tích KCN Nam Lương Sơn; 50% diện tích các KCN Mông Hóa, Yên Quang, Lạc Thịnh. Cơ bản hoàn thành dự án tạo quỹ đất sạch 52,52 ha để thu hút đầu tư. Tăng cường hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đi vào SX-KD…

Cùng với đó là các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, hấp dẫn, đã mở ra những cơ hội lớn cho tỉnh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, đầu tư và hầu hết đang hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Đồng thời, tỉnh cũng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp xanh; phát triển các KCN có chức năng hiện đại, kết nối được với các lĩnh vực khác, nhất là với nông nghiệp; đẩy mạnh các ngành, lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng như khai thác, chế biến khoáng sản; có những giải pháp liên kết giữa các địa phương nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên khoáng sản, về địa bàn chiến lược là địa phương nằm trong vùng Thủ đô, song song với tuyến quốc lộ 6 là tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình.

Để duy trì đà phát triển công nghiệp, cũng như tạo bước đột phá mạnh hơn, ngay trong năm 2020, bên cạnh tiếp tục triển khai hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tỉnh sẽ "mạnh tay" thu hồi chủ trương đầu tư đối với các nhà đầu tư chậm triển khai, để chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện, nhằm có thêm nhiều khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động. Qua đó, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, sớm có những dự án đầu tư lớn và mới, nhất là những dự án trong lĩnh vực công nghiệp đi vào hoạt động, giải quyết thêm nhiều việc làm, tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển toàn diện về KT-XH của của tỉnh nói chung.

 Hồng Trung


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục