(HBĐT) - Sau hơn một năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khẳng định là hướng đi đúng trong phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, phát huy thế mạnh của địa phương. Những sản phẩm truyền thống, thế mạnh của tỉnh được quảng bá, đưa vào các thị trường khó tính trong nước, được người tiêu dùng đón nhận.

Sản phẩm OCOP 3 sao rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xã Mai Hạ (Mai Châu) được chứa trong chum sành cao cấp, giữ mùi thơm và không độc hại. 

Năm 2019, tỉnh đã chủ động, tích cực, quyết liệt triển khai Chương trình OCOP. Các huyện, thành phố trên cơ sở những sản phẩm tiềm năng, lựa chọn được những sản phẩm tiêu biểu để tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh. Toàn tỉnh có 27 sản phẩm của 21 chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 9 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 18 sản phẩm đạt 3 sao. 

Chương trình là "cú huých” quan trọng để các huyện, thành phố xây dựng sản phẩm có thương hiệu bài bản, bền vững, tạo động lực để địa phương đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, xây dựng chiến lược phát triển SXKD, nhằm duy trì tính ổn định về chất lượng và phát triển thị trường cho hàng hóa. Sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác, chứng nhận an toàn thực phẩm… là cơ sở tạo chỗ đứng trên thị trường.

 "Năm 2019, huyện Mai Châu có 3 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 3 sao. Đây là động lực khích lệ các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm vươn ra thị trường lớn, nâng cao giá trị sản phẩm để trở thành thương hiệu của tỉnh. Phát huy những kết quả đạt được, năm 2020, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là: dệt thổ cẩm truyền thống xã Chiềng Châu, khoai sọ xã Phúc Sạn và tỏi tía xã Thành Sơn” - đồng chí Khà Văn Diện, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu chia sẻ.

Qua khảo sát, đánh giá của Sở NN&PTNT, các sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP có mức tiêu thụ cao hơn trước khi được công nhận. Khách hàng đánh giá sản phẩm chất lượng tốt, hình thức đẹp. Chương trình OCOP đem đến cho chủ thể cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tác, chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì để thu hút khách hàng, tăng giá trị sản phẩm. Một số sản phẩm OCOP của tỉnh tự tin vào siêu thị, trung tâm thương mại lớn, như: Big C, Hapro Mart; T Mart, Vinmart… Người tiêu dùng trong nước không còn xa lạ với các mặt hàng như cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, gà đồi Hương Nhượng, cá sông Đà, rượu Láu Siêu…

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong) chia sẻ: Với mong muốn giới thiệu đặc sản của quê hương Cao Phong, các thành viên HTX thực hiện nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, lựa chọn những quả cam đạt chất lượng tốt nhất để đưa ra thị trường. HTX có tổng diện tích đất canh tác hơn 43 ha. Năm 2019, sản phẩm cam quà tặng cao cấp của 3T Fram được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm đưa ra thị trường được khách hàng đón nhận, phản hồi tích cực về hương vị đậm đà, mẫu mã đẹp, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Trong năm 2019, HTX đã tiêu thụ gần 2.000 hộp cam quà tặng cao cấp, cho doanh thu trên 400 triệu đồng. Sản phẩm của 3T Farm được tiêu thụ vào hệ thống siêu thị Vinmart và nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội.

Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: 27 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019 đã xây dựng được thương hiệu trên toàn quốc; nhiều doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn ký hợp đồng tiêu thụ. Một số sản phẩm có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP quốc gia như cá lăng đen sông Đà file, cá rô sông Đà phi file của Công ty TNHH Cường Thịnh; sản phẩm chuối VietGAP Viba của HTX Trung Sơn. Phát huy những kết quả đạt được, Sở NN&PTNT chỉ đạo các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, đánh giá, giới thiệu để xây dựng sản phẩm OCOP; tạo điều kiện cho HTX, doanh nghiệp, cơ sở, người dân chuẩn hóa quy trình sản xuất trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học công nghệ. Cùng với đó nghiên cứu nhu cầu thị trường để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh.


 Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục