(HBĐT) - Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2019. Mục tiêu chủ yếu của chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại, các hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc phát triển rừng, trang trại bền vững, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu.



Cán bộ Hội Nông dân tỉnh khảo sát, đánh giá hiệu quả của hộ nuôi ong tham gia Chương trình FFF giai đoạn II tại xã Tử Nê (Tân Lạc).

Hội Nông dân tỉnh đã khảo sát, lựa chọn thực hiện Chương trình FFF giai đoạn II tại xã An Bình (Lạc Thủy) và 2 xã Đông Lai, Tử Nê (Tân Lạc). Ban Quản lý dự án HND tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, HND các huyện, xã thành lập các nhóm nòng cốt cộng đồng ở cấp xã. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cho thành viên nhóm nòng cốt, các tổ hợp tác, HTX, nông dân làm rừng và trang trại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được lợi ích làm việc theo nhóm, để tổ chức sản xuất rừng, trang trại gắn với bảo vệ môi trường; giúp phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông, lâm nghiệp phát triển bền vững, nâng cao giá trị từ rừng và cảnh quan rừng, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững...

Tổ hợp tác trồng rừng và nuôi ong Mường Cú, xóm Cú, xã Tử Nê (Tân Lạc) được đánh giá là một trong những mô hình liên kết sản xuất hiệu quả của nông dân. Hiện, tổ hợp tác có 20 hộ nông dân tham gia, với tổng số 600 đàn ong mật. Thông qua Chương trình FFF, các thành viên được tập huấn kỹ thuật nuôi ong, nâng cao năng lực về kỹ năng kinh doanh và tham gia vận động chính sách; tạo diễn đàn liên ngành… Tổ hợp tác sản xuất ra 4.800 lít mật ong mỗi năm, tổng doanh thu đạt 865 triệu đồng, lợi nhuận đạt 445 triệu đồng, bình quân mỗi thành viên thu nhập trên 22 triệu đồng/năm. Sản phẩm mật ong của tổ hợp tác trồng rừng và nuôi ong Mường Cú cũng được chọn là một trong các sản phẩm trong Chương trình OCOP của địa phương.

Đến nay, sau 1 năm triển khai, Chương trình FFF giai đoạn II đã mang lại những kết quả bước đầu, góp phần tạo đà cho các nhóm cộng đồng, hộ nông dân tiếp tục phát triển sản xuất dưới tán rừng. Có 3 HTX được thành lập và đang hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, gồm: HTX Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng, HTX An Sinh, xã An Bình (Lạc Thủy), HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp Tân Đông, xã Đông Lai (Tân Lạc). Chương trình cũng hỗ trợ thành lập 2 tổ hợp tác nuôi ong, trồng cây có múi tại xã Tử Nê, mô hình trồng bưởi hữu cơ xã Đông Lai (Tân Lạc), mô hình chăn nuôi gà xã An Bình (Lạc Thủy). Hiện, các sản phẩm của thành viên các tổ hợp tác, HTX đã được kết nối với nhiều thị trường tiêu thụ, giá bán ổn định. Hàng chục lao động địa phương có việc làm với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Sau 1 năm thực hiện, chương trình đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, mở ra hướng phát triển sản xuất bền vững cho các nhóm cộng đồng, hộ nông dân trồng rừng địa phương. Thời gian tới, Hội sẽ lồng ghép các hoạt động nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân cũng như các tổ hợp tác, HTX chủ động trong lập kế hoạch, nâng cao năng lực sản xuất; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để nâng tầm các sản phẩm thành chuỗi giá trị bền vững, nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế của HTX, tổ hợp tác trong cộng đồng; khai thác, phát huy tối ưu lợi thế của địa phương để cải thiện sinh kế cho người dân.


Thu Hằng


Các tin khác


Xã Thành Sơn: Trồng rau trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, người dân thường có thói quen trồng rau theo mùa vụ, bởi dễ chăm sóc, năng suất cao, tuy nhiên, giá thành bấp bênh, đầu ra không ổn định. Nhiều hộ dân xã Thành Sơn (Mai Châu) đã tích cực sáng tạo, tận dụng khí hậu mát mẻ vùng núi, trồng rau trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tỷ lệ phát triển đô thị huyện Lương Sơn đạt 42%

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/ 2012 của BTV Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực để xây dựng vùng trung tâm huyện Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã; Kết luận số 174-KL/TU ngày 12/7/2018 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU; Chương trình Phát triển đô thị huyện Lương Sơn, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

Tháng 5, có 45 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Trong tháng 5 vừa qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 45 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số vốn đăng ký 300 tỷ đồng; lũy kế 5 tháng đầu năm có 137 DN thành lập mới, vốn đăng ký 2.149,4 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng có 6 DN đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện; lũy kế từ đầu năm có 18 DN đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện.

Thành phố Hoà Bình: Phân khúc đất nền vị trí đẹp “nóng” dần sau dịch Covid-19

(HBĐT) - Thời gian dịch Covid-19 bùng phát khiến thị trường bất động sản (BĐS) trên toàn tỉnh nói chung, TP Hoà Bình nói riêng khá trầm lắng. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn đã mạnh dạn xuống tiền với những vị trí đẹp, khiến thị trường BĐS dần ấm lên.

Sở Công Thương làm việc và trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Ninh Bình

(HBĐT) - Từ ngày 8 - 9/6, Đoàn công tác của Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình đã làm việc, trao đổi kinh nghiệm tại Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình và Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Động lực phát triển kinh tế vùng cửa ngõ

(HBĐT) - Giai đoạn 2015-2020, trong bối cảnh với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, huyện Lương Sơn đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục