(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, người dân thường có thói quen trồng rau theo mùa vụ, bởi dễ chăm sóc, năng suất cao, tuy nhiên, giá thành bấp bênh, đầu ra không ổn định. Nhiều hộ dân xã Thành Sơn (Mai Châu) đã tích cực sáng tạo, tận dụng khí hậu mát mẻ vùng núi, trồng rau trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.



Chị Hà Thị Dậu, xóm Noong Luông, xã Thành Sơn (Mai Châu) chuyển đổi sang trồng rau trái vụ, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/vụ.

Đồng chí Hà Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: "Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, xã đã vận động người dân đưa vào trồng các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây truyền thống. Trong đó, các loại rau, màu được trồng trái vụ cho thấy hiệu quả, sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tuy không bằng rau chính vụ nhưng giá cả, đầu ra ổn định hơn”.

Xã có thời tiết mát mẻ quanh năm, nền nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng khác từ 5-70C, phù hợp cho việc chuyển đổi từ các loại cây truyền thống sang trồng rau trái vụ. Hiện, toàn xã trồng 25 ha rau màu, chủ yếu ở xóm Noong Luông, Nà Lụt, Thung Khe. Xã đã thành lập tổ hợp tác trồng rau trái vụ, tổng diện tích 3,2 ha tại xóm Noong Luông, các thành viên đều tích cực trao đổi kinh nghiệm, áp dụng KH-KT vào sản xuất, thực hiện các tiêu chuẩn sạch trong canh tác, tận dụng phân bón từ chất thải chăn nuôi, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Anh Ngần Văn Tiệp, tổ trưởng tổ hợp tác trồng rau trái vụ xóm Noong Luông cho biết: "Trồng rau trái vụ không dễ, thường gặp những bất lợi của thời tiết, sâu bệnh, chất lượng thấp. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng quy trình canh tác, chăm sóc tốt thì hiệu quả kinh tế còn cao hơn so với rau chính vụ. Điển hình như với bắp cải, trồng chính vụ cho năng suất cao, tuy nhiên giá cả không ổn định, đầu vụ được 12.000 đồng/kg, trong và cuối vụ có thể xuống 4.000 đồng/kg. Trồng trái vụ sản lượng không cao, nhưng giá ổn định trung bình 9.000 - 10.000 đồng/kg, hơn nữa, do khí hậu mát mẻ, độ ngọt không thua gì bắp cải trồng chính vụ”.

Chị Hà Thị Dậu, thành viên tổ hợp tác trồng rau trái vụ xóm Noong Luông cho biết: "Từ diện tích đất trồng ngô, lạc, kém hiệu quả, tôi cải tạo đất, đánh luống để trồng các loại rau như bắp cải, cải thảo trái vụ. Cứ dưới xuôi trồng bắp cải thì tôi trồng cải thảo và ngược lại, do đó, không còn phải lo về đầu ra. Rau trái vụ với giá trung bình 10.000 đồng/ kg, 1 năm trồng 2 vụ, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ rau cho tôi thu nhập 30 - 40 triệu đồng, hiệu quả hơn nhiều so với trồng chính vụ và các loại cây truyền thống khác ở địa phương như ngô, lạc”.

Trồng các loại rau, màu trái vụ tuy khó vì phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật mới đạt chất lượng tốt, năng suất không cao như các loại cây chính vụ, nhưng hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần. Hiện, bắp cải và cải thảo là 2 loại cây trái vụ được trồng chủ yếu, bởi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương. Thời gian tới, xã tiếp tục nhân rộng mô hình đến các xóm, tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trồng rau trái vụ cho các hộ dân. Tiếp tục chuyển đổi cây trồng, đưa thêm các loại cây trồng khác phù hợp, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện ký kết với các đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 12,5 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 30,6%.


Hoàng Anh


Các tin khác


Động lực phát triển kinh tế vùng cửa ngõ

(HBĐT) - Giai đoạn 2015-2020, trong bối cảnh với nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, huyện Lương Sơn đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực mới cho những năm tiếp theo.

Tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, các ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp (VTNN). Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh, giảm thiểu vi phạm trong lĩnh vực này, bảo vệ sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.

Quyết liệt thi công đường kết nối QL6 với đường Chi Lăng - thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) là dự án nằm trong các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển không gian đô thị, thương mại, dịch vụ cho TP Hòa Bình. Chủ đầu tư đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giải quyết khó khăn về mặt bằng, chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu huy động tổng lực thi công bảo đảm chất lượng các hạng mục công trình, đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 9/2020.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm - hướng đi hiệu quả của hợp tác xã Thành An

(HBĐT) - Tới thăm những cánh đồng xanh mướt của HTX nông nghiệp hữu cơ Thành An ở xóm Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn), được chứng kiến sự hối hả, tất bật của các thành viên với công việc đồng áng mà vẫn tíu tít tiếng nói cười, chúng tôi hiểu thêm niềm vui của bà con với thành quả lao động sản xuất. Từ khi tham gia Dự án liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi giá trị giai đoạn 2018 - 2020 của Liên minh HTX tỉnh đã mang lại hiệu quả KT-XH rõ nét. Từ đó thúc đẩy các thành viên hăng say bám đồng ruộng làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng.

Đưa hàng Việt về nông thôn, kích cầu thị trường nội địa

(HBĐT) - Thông qua Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa đã tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối với người tiêu dùng. Qua đó, giúp người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm trong nước chất lượng cao với giá gốc, kích cầu thị trường nội địa, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chịu những thiệt hại nặng nề do dịch Covid-19.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo xu hướng của nền nông nghiệp hiện đại

(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2020, toàn tỉnh chính thức khởi động việc xây dựng quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có, sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (NNHC); các huyện, thành phố xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ có lợi thế. Kết quả thực hiện trong năm 2020 sẽ làm cơ sở mở rộng, hình thành mới các chuỗi liên kết tiếp theo, gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo thêm động lực để phát triển mạnh mẽ NNHC - xu hướng đang được xác định là tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục