Nhiều khách hàng "ngã ngửa” khi cầm trong tay hoá đơn tiền điện kỳ tháng 5.2020, khi tiền điện tăng gấp 2, thậm chí gấp 4 so với những tháng trước đó. Đại diện Tổng Công ty điện lực Hà Nội cho biết, "thủ phạm” khiến hoá đơn tiền điện tăng cao trong tháng 5 do khách hàng "sử dụng nhiều điều hoà nhiệt độ” vào những ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt.


Hoá đơn tiền điện tăng "sốc”

Những ngày qua, nhiều khách hàng tại Hà Nội phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 5 tăng cao đột biến, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba.

Anh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết - rất "sốc” khi nhận được hoá đơn tiền điện tháng 5 vì tiền điện tăng đột biến. Cụ thể, sản lượng điện tháng 5 của gia đình anh tăng thêm 50% so với tháng trước, kỳ thanh toán hoá đơn từ 6.5 - 5.6 là 1.246kWh, số tiền thanh toán 3.654.961 đồng, giá đã được hỗ trợ 68.805 đồng do ảnh hưởng COVID-19. Số tiền này đã tăng 70% so với tháng trước (2.148.142 đồng).

Không chỉ riêng trường hợp của anh Hùng, nhiều gia đình khác cũng "cùng cảnh ngộ” khi giá điện tăng vọt trong khi lượng điện sử dụng "vẫn như thế”. Đặc biệt, việc hoá đơn tiền điện tăng cao khiến những người thu nhập thấp, những người đi thuê trọ "méo mặt” vì phải chịu mức giá điện kinh doanh.

Anh Lương Sơn Tùng (Hà Nội) cho rằng, dù biết vào cao điểm nắng nóng, nhu cầu dùng điện tăng lên nhưng hoá đơn tiền điện tháng 5 vừa rồi vẫn khiến cho gia đình anh băn khoăn.

"Gia đình tôi chỉ có 2 vợ chồng đi làm cả ngày, chỉ dùng điện từ 19h tối. Bình quân hàng tháng, gia đình dùng 500.000 đồng tiền điện, nhưng tháng này lên gấp 3 trong khu nhu cầu sử dụng vẫn vậy. Tôi thật sự rất thắc mắc với cách tính tiền điện của điện lực”, anh Tùng cho biết. 


Hóa đơn tiền điện tăng cao khiến nhiều người "méo mặt". Ảnh: Hùng Nguyễn

Nhận hoá đơn tiền điện kỳ 6.5 - 5.6 năm 2020, chị Phạm Duyên (Minh Khai, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng với số tiền điện lên đến hơn 4.200.000 đồng. Trong khi đó, trung bình hàng tháng, tiền điện của gia đình chỉ là 1.500.000 đồng. Chị Duyên cho hay, gia đình có 4 người, không kinh doanh gì, do thời tiết nắng nóng nên tháng này có sử dụng thêm điều hoà, nhưng cũng không nghĩ số tiền lên cao, gấp 3 lần như vậy. 

Vì sao lượng điện tiêu thụ tăng đột biến?

Trước việc hoá đơn tiền điện tăng "phi mã”, nhiều khách hàng bày tỏ băn khoăn về cách tính tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị vẫn vốn được coi là "độc quyền” về điện. Theo đó, việc tính tiền điện bậc thang từ lâu đã gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, nên để 1 bậc để tránh thiệt thòi cho người tiêu dùng. Theo đó, điện sinh hoạt đang được chia làm 6 bậc, trong đó, bậc 1 cho kWh từ 0 - 50 được tính 1.678 đồng/ số điện, bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên, được tính 2.927 đồng/số điện. 

Giải thích về việc hoá đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng đột biến, đại diện EVN cho rằng, tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở khu vực Bắc bộ và các tỉnh Trung bộ trong mấy ngày qua đã dẫn tới mức độ tiêu thụ điện gia tăng cao. Trong trường hợp sai sót trong khi ghi số điện cho khách, hoặc do thiết bị đo đếm có sai số,  khách hàng có thể liên hệ với nhân viên điện lực để kiểm tra. 

Đại diện Tổng Công ty Điện Lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến. "Đó là nguyên nhân khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9.6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay”, đại diện EVN Hà Nội nói và cho hay, nếu so sánh lượng điện tiêu thụ của các tháng trước đó, có thể nhận thấy: Sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thủ đô trong tháng 6 đã tăng rất cao. 

Cụ thể, tính đến ngày 12.6, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày là 80,082kWh, tăng 28% so với tháng 5 và 86% so với tháng 4. Như vậy, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6.2020 bao gồm cả những ngày nắng nóng gay gắt của tháng 5 và đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 6 (từ 1.6 đến 12.6).


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục