(HBĐT) -Theo thống kê năm 2019, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Kim Bôi đã xây dựng, phát triển gần 600 trang trại, gia trại. Trong đó, 58 trang trại phát triển hiệu quả cho thu nhập từ 250 - 500 triệu đồng/năm. Qua đó, thu nhập của hội viên CCB đạt 25 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%.

 


Cựu chiến binh Quách Ngọc Lan, xóm Lạng, thị trấn Bo (Kim Bôi) phát triển kinh tế hiệu quả từ mô hình trồng cây cảnh.

Hội CCB huyện có 6.815 hội viên, sinh hoạt tại 21 cơ sở Hội, 164 chi hội. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, Hội CCB huyện đã tích cực tuyên truyền cán bộ, hội viên tận dụng dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Mạnh dạn sáng tạo, thí điểm xây dựng, mở rộng các ngành nghề kinh tế. Tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất. Quy hoạch, khảo sát tiềm năng, lợi thế của từng vùng để hình thành, phát triển sản xuất tập trung. Cụ thể, diện tích vùng trồng nhãn Sơn Thủy 20 ha; trên 1.000 đàn ong mật tại các xã: Hợp Tiến, Vĩnh Tiến, Nuông Dăm; hơn 10 ha trồng thanh long ở xã Đông Bắc, Hợp Tiến; khoảng 120 ha cây ăn quả có múi ở các xã: Mỵ Hòa, Kim Lập. Trên 1.000 hội viên phát triển hiệu quả các mô hình kinh doanh dịch vụ thương mại. Năm 2019, toàn huyện có 230 hộ cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, 3.271 hộ có thu nhập từ 10 - 50 triệu đồng/năm. 

Đến thăm gia đình ông Quách Ngọc Lan ở xóm Lạng (thị trấn Bo), thương binh hạng 3/4, hội viên CCB gương mẫu trong phong trào phát triển KT - XH địa phương. Nhập ngũ năm 1972 và tham gia chiến đấu tại chiến trường phía Nam, năm 1991, ông Lan trở về công tác và sinh sống tại địa phương. Khi còn trong quân ngũ, ông Lan thường xuyên thực hiện nhiệm vụ trong rừng, bản thân ông cũng rất yêu thích cây xanh. Từ đó, ông nhen nhóm ý tưởng phát triển mô hình trồng cây cảnh để nâng cao thu nhập, đồng thời thỏa niềm đam mê với cây xanh. Khi bắt tay vào phát triển mô hình, ông Lan mua khuôn về đúc chậu bê tông, tự tay chăm sóc, tỉa cành đảm bảo tính nghệ thuật. Ngoài ra, ông tận dụng đất vườn tạp của gia đình để trồng một số giống cây ăn quả như vải, đu đủ, thanh long để cải thiện kinh tế gia đình. Trung bình mỗi năm, tổng thu nhập sau khi trừ chi phí của gia đình ông ước đạt từ 100-150 triệu đồng.

Ông Lan chia sẻ: Theo lời Bác dạy "Thương binh tàn, nhưng không phế”, sau khi trở về địa phương sinh sống, tôi luôn phát huy bản chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Những mô hình kinh tế của gia đình đã phát triển hiệu quả, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tôi cũng luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ những người đồng đội có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu tại chính mảnh đất quê hương”. 

Hàng năm, Hội CCB huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức từ 3 - 4 buổi tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt thu hút các hội viên tham gia. Thường xuyên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm phát triển mô hình kinh tế tại địa phương và các vùng lân cận. Tính đến ngày 30/4/2020, tổng dư nợ vốn vay nhận ủy thác Ngân hàng CSXH huyện đạt 83,1 tỷ đồng, tạo điều kiện cho trên 3.000 hội viên tiếp cận nguồn vốn. Duy trì xây dựng nguồn quỹ hội đạt bình quân 500.000 đồng/người.

Đồng chí Bùi Văn Tờn, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: Theo kế hoạch, Hội CCB huyện phấn đấu hết năm 2020 thu nhập bình quân đạt 32 triệu đồng/hội viên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5%. Để đạt được kết quả đó, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB tích cực phát triển đa dạng các mô hình kinh tế. Mạnh dạn đầu tư, mở rộng ngành nghề kinh tế đem lại lợi nhuận cao. Đồng thời mong muốn các sở, ban, ngành hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật; liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, tiếp tục nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
 

Đức Anh

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục