(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 7, hòa chung không khí thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXIII, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Nam Thượng quyết tâm đẩy nhanh tiến độ để hướng tới đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao vào cuối năm 2020. Bước qua chặng đường dài với nhiều cột mốc quan trọng, diện mạo của xã ngày nay đã hoàn toàn khác so với 10 năm trước - khi được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện và đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2015.


Lãnh đạo huyện Kim Bôi và các sở, ngành khảo sát hiệu quả mô hình liên kết trồng măng tây trên địa bàn xã Nam Thượng.

Cùng với xã Nam Thượng, sau 10 năm xây dựng NTM, các xã đã có những chuyển biến sâu sắc, toàn diện, tạo sức sống mới lan tỏa khắp các vùng miền. Nếu như trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện đặt trọng tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, bước sang giai đoạn 2016 - 2020, sự phát triển đã mang tính chất đột phá, bền vững hơn khi thực hiện hiệu quả các nội dung tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất. Điển hình như: phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị liên kết, bảo vệ và cải tạo cảnh quan môi trường, bảo tồn, phát triển văn hóa, phát triển du lịch nông thôn… Kết quả đến cuối năm 2019, huyện có 10/27 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100% chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Sang năm 2020, sau khi thực hiện sáp nhập, toàn huyện còn 17 xã, thị trấn, trong đó, 3 xã đạt chuẩn NTM, bình quân tiêu chí của cả huyện đạt 14,1 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện trao đổi: Gắn liền với những thành quả trong xây dựng NTM, kinh tế nông nghiệp cũng có nhiều khởi sắc, tạo nên bức tranh tươi sáng của toàn huyện sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII. Bám sát các nghị quyết chuyên đề và đề án phát triển KT-XH của Huyện ủy, UBND huyện, các địa phương đã chủ động, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Sau 5 năm, trên địa bàn bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng trồng cây ăn quả có múi tổng diện tích gần 1.500 ha, vùng trồng nhãn tổng diện tích gần 370 ha…

Đặc biệt, nếu như năm 2015, toàn huyện chưa có sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đến năm 2020, đã có gần 200 ha cây ăn quả có múi được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn và VietGAP; 3,2 ha cây có múi đạt tiêu chuẩn hữu cơ; 20 ha rau đạt tiêu chuẩn an toàn và PGS; 34 ha nhãn đạt tiêu chuẩn an toàn; 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; 3 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể. Ngoài ra, có 13/28 HTX, 14 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất tại 16/17 xã, thị trấn với tổng diện tích trên 410 ha/năm… Đó là diễn biến tích cực cho thấy nhiều khởi sắc trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Đồng thời cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Kim Bôi đang có nền tảng vững chắc để tiếp tục hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Khánh An

Các tin khác


Ghi ở xã nông thôn mới Tây Phong

(HBĐT) - Từ một xã khó khăn, kinh tế phát triển manh mún, đường giao thông chật hẹp, năm 2018, Tây Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), là xã thứ 4 của huyện Cao Phong cán đích NTM.

Nông nghiệp Cao Phong phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm

(HBĐT) - Hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, nổi bật là vùng trồng cây ăn quả có múi và vùng trồng mía tím theo phương pháp nuôi cấy mô. Trên đà thắng lợi đó, kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Phục hồi kinh tế bằng giải pháp chưa từng có tiền lệ

Quá trình hồi phục kinh tế sẽ rất chậm do cung và cầu đều đứt gãy, vì vậy cần có các giải pháp đặc biệt mới có thể phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V.

Mô hình “Làng, bản văn hóa - quốc phòng” góp phần thúc đẩy xây dựng NTM ở địa bàn đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - LTS: Đề án xây dựng mô hình "Làng, bản văn hóa - quốc phòng (VH-QP)” ở địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trong khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh được Bộ CHQS tỉnh triển khai từ năm 2009. Hơn 10 năm qua, hiệu quả của đề án đã được khẳng định, đó là một trong những đóng góp tích cực của LLVT tỉnh trong sự phát triển của các xã ĐBKK; đồng thời, tạo thêm động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhìn lại hơn 10 năm thực hiện đề án quan trọng này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với Thượng tá Triệu Kim Thắng, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

(HBĐT) - Các khu công nghiệp trong tỉnh có 95 dự án đầu tư đã được cấp phép; trong đó, có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 499,85 triệu USD và 71 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 7.268,56 tỷ đồng.

Huyện Yên Thủy nâng cao vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thủy luôn quan tâm tạo điều kiện để kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) phát triển. Nhờ vậy, hoạt động của HTX có nhiều khởi sắc, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục