Truyền tải điện quốc gia đóng vai trò quan trọng trong vấn đề an ninh năng lượng và an ninh quốc gia. Việc tư nhân hóa trong đầu tư hệ thống truyền tải là cách làm mới để giải tỏa nguồn năng lượng.


Công nhân Đội Dịch vụ Kỹ thuật Thanh Hóa trên công trường. Ảnh: Hải Hà

Đầu tư tư nhân tách bạch với độc quyền nhà nước

Mới đây, tại cuộc tọa đàm triển khai Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị vào cuộc sống với chủ đề  "Kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, phát triển năng lượng sạch”, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết:

Đi kèm với các chính sách có định hướng trong Nghị quyết 55, Bộ Chính trị đã đề cập đến thu hút đầu tư tư nhân cho lưới điện truyền tải, cũng như cơ chế chính sách đầu tư xây dựng cho hệ thống truyền tải điện tách bạch với độc quyền Nhà nước về truyền tải điện, thực hiện xã hội hóa đầu tư và khai thác cơ sở vật chất dịch vụ ngành năng lượng bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia, trên cơ sở bảo đảm quốc phòng an ninh.

"Những đường dây truyền tải từ một vài dự án nguồn điện hoặc các nhóm nguồn điện đến điểm đấu nối, chúng ta có thể giao cho tư nhân, bởi vì khi có sự cố trong những đường dây này chỉ mang tính cục bộ, không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng” - ông Nguyễn Tuấn Anh phân tích.

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, tư nhân và nhà nước phải gắn liền quyền lợi với nhau. Việc tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện truyền tải có thể đẩy nhanh tiến độ các dự án. Bởi các doanh nghiệp tư nhân có sự linh hoạt.

Nhiều hệ thống truyền tải góp phần giải phóng nguồn điện

Theo ông Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, hệ thống điện Việt Nam hiện nay là một hệ thống điện lớn, với tổng công suất nguồn điện đạt khoảng 55.000MW, quy mô đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và đứng thứ 23 thế giới. Yếu tố quan trọng nhất để vận hành an toàn, bền vững hệ thống điện là nguồn điện có đủ dự phòng và đảm bảo tính đồng bộ giữa nguồn điện và lưới điện, đặc biệt là lưới điện truyền tải.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố được phê duyệt, EVN sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ với nguồn điện, lưới điện để nâng cao năng lực truyền tải và nâng cao khả năng cung cấp điện, đặc biệt cho các vùng phụ tải quan trọng và đặc biệt quan trọng như tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 55.

Theo ông Nguyễn Đình Hậu- Vụ trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế- kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ - KHCN), Bộ KHCN sẽ cùng với các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công Thương đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực của các viện nghiên cứu để có đủ năng lực hấp thu công nghệ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc Tổng Cổng ty điện lực miền Nam (EVNSPC), cho biết: Nhu cầu giải tỏa công suất cho các dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận và Bình Thuận rất cấp bách nhằm bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia.


Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động. Ảnh: Trần Tuấn

"Để giải tỏa công suất của các nhà máy năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận và Bình Thuận, EVNSPC đã xây dựng 3 công trình quan trọng, gồm: Đường dây 110kV và trạm 220kV Tháp Chàm - Ninh Phước ở tỉnh Ninh Thuận; đường dây 110kV mạch 2 Ninh Phước - Tuy Phong - Phan Rí từ Ninh Thuận qua Bình Thuận và  đường  ra 110kV trạm 220kV Phan Rí 2 ở tỉnh Bình Thuận” – ông Nguyễn Phước Đức nói.

Còn theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), việc đóng điện thành công đưa vào vận hành trạm biến áp 220kV Phan Rí đã góp phần đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận và truyền tải nguồn năng lượng tái tạo điện mặt trời, điện gió trên địa bàn các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc của tỉnh Bình Thuận và các huyện phía Nam của tỉnh Ninh Thuận lên lưới 220kV, giải tỏa công suất, góp phần nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội các tỉnh phía Nam.

Mới đây nhất, EVNNPT đã hoàn thành TBA 220kV Ninh Phước và đấu nối. Đây là dự án rất quan trọng được xây dựng tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận có mục tiêu thu gom công suất nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận để truyền tải lên hệ thống truyền tải điện quốc gia, đảm bảo cung cấp điện cho các tỉnh thành phía Nam. Công trình được đóng điện ngày 29.6.2020, giúp giải tỏa hơn 300MW nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực lên hệ thống điện quốc gia. Hiện EVNNPT đang phấn đấu để hoàn thành giai đoạn 2 của dự án trong quý 3.2020.


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Tô thêm màu xanh cho bức tranh nông thôn

(HBĐT) - Ở các địa phương trong tỉnh, nổi bật trên những tuyến đường giao thông nông thôn, hay khuôn viên các nhà văn hóa xã là những hàng cây xanh được gắn biển "Hàng cây nông dân”. Những cây xanh được người nông dân dành công chăm sóc với mong muốn nay mai, ngoài là lá phổi xanh mang lại không khí trong lành, những hàng cây vươn cao còn tạo cảnh quan đẹp, tỏa bóng mát.

“Cú huých 30a” tạo đà để huyện Kim Bôi giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Là một trong số huyện nghèo trên cả nước được tiếp nhận sự hỗ trợ từ Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ), những năm qua, huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính sách giúp người dân thoát nghèo, hướng tới giảm nghèo bền vững (GNBV).

Huyện Lạc Sơn: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 29 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Sơn, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 29.320 triệu đồng, đạt 36,5% dự toán tỉnh giao và đạt 33,1% dự toán HĐND huyện giao.

Thành phố Hòa Bình: Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng 10,7% so với cùng kỳ

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2020, vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, tổng giá trị sản xuất CN -TTCN (giá thực tế) của TP Hòa Bình ước đạt 2.272,126 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%, so với kế hoạch đạt 51%.

Kết cấu hạ tầng giao thông - tiền đề phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Yên Thủy đã tập trung các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống giao thông nông thôn (GTNT), coi đây là nhiệm vụ then chốt để tạo động lực phát triển KT-XH.

6 tháng, thu ngân sách địa phương ước đạt trên 8.523 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách địa phương ước thực hiện đến hết tháng 6/2020 đạt 8.523,5 tỷ đồng, bằng 68% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 66% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp đạt 1.127,3 tỷ đồng; thu bổ sung cân đối từ ngân sách T.Ư 3.694,9 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 1.850,6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục