(HBĐT) - Bước vào năm 2020, chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục duy trì 10 xã đạt chuẩn NTM và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí. Huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Đó là kết quả từ sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò chủ thể của người dân được phát huy, từ đó tạo nên phong trào rộng khắp trong huyện. Nhân dân đã chủ động tham gia góp công, góp của để XDNTM.

 


Nhiều hộ ở xã Liên Sơn (Lương Sơn) đầu tư nuôi gà quy mô hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao. 

Đánh giá về kết quả XDNTM 6 tháng đầu năm, đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện giảm từ 19 xã, 1 thị trấn còn 10 xã, 1 thị trấn nên đã có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, bằng quyết tâm chính trị cao nhất, chương trình XDNTM đã đạt những kết quả quan trọng. Ngay từ đầu năm, Huyện ủy, UBND huyện và Ban chỉ đạo chương trình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, huy động, lồng ghép các nguồn vốn. Đối với các xã sáp nhập, huyện chỉ đạo rà soát, đánh giá tất cả các tiêu chí để công nhận lại. Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo các xã tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, phấn đấu xây dựng 2 xã Nhuận Trạch, Hòa Sơn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trong năm nay, huyện cũng phấn đấu xây dựng và xét công nhận 14 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 29 vườn mẫu.

Thực hiện nhiệm vụ đề ra, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện đã phối hợp chặt chẽ với UBMTTQ, các ngành, đoàn thể huyện tuyên truyền, phản ánh kịp thời các thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình XDNTM, tiếp tục triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết XDNTM, đô thị văn minh” và phát động thi đua "Huyện Lương Sơn chung sức XDNTM”.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện huy động các nguồn lực thực hiện chương trình đạt 168.172 triệu đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư, tỉnh 32.893 triệu đồng; ngân sách huyện, xã 103.629 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án 6.450 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 3.200 triệu đồng; Nhân dân đóng góp 22 tỷ đồng. Từ các nguồn lực đã ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điểm nhấn là các xã tiếp tục được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông nông thôn (GTNT), trong đó, tập trung vào việc nâng cấp, xây dựng các tuyến đường giao thông đối với các xã xây dựng NTM kiểu mẫu; nâng cấp các tuyến đường liên xã: thị trấn Lương Sơn - đi xã Liên Sơn; đường GTNT các xã: Cao Sơn, Cao Dương, Thanh Sơn. Bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ các công trình có tính cấp thiết; khởi công mới các công trình từ nguồn vốn ngân sách T.Ư, tỉnh, huyện và Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh. Đồng thời, đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình trường học, nhất là sửa chữa, nâng cấp công trình tại các xã đã được đầu tư xây dựng đạt chuẩn giai đoạn trước; đẩy nhanh hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất các trường mầm non: Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Cư Yên; cải tạo, nâng cấp trường mầm non Hòa Sơn, trường TH&THCS Nhuận Trạch, TH&THCS Tân Thành...

Đi đôi với đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện chú trọng phát triển sản xuất, triển khai thực hiện các dự án, mô hình. Tiếp tục triển khai dự án liên kết mở rộng sản xuất - tiêu thụ rau hữu cơ, cây ăn quả và chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị trên địa bàn các xã với diện tích 41,02 ha; trồng rau an toàn tại xã Tân Vinh gần 10 ha; phân bổ vốn hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2020 để thực hiên mô hình cải tạo đàn bò, xây dựng đề án cải tạo đàn dê với kinh phí trên 2.200 triệu đồng.

Từ kết quả XDNTM đã giúp miền quê Lương Sơn ngày một khởi sắc. Năm 2019, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 38 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,92%.

Thu Hiền

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình:Ban hành 11 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý đô thị, trong tháng 7/2020, TP Hòa Bình đã ban hành 11 quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với số tiền trên 43 tỷ đồng đối với các dự án: Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (địa bàn phường Thống Nhất) bãi đổ thải – đợt 1; nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Văn Thụ – đợt 4; xây dựng cầu Hòa Bình 2 – đợt 4+5+6; Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mông Hóa (lô 15.1); xây dựng trạm biến áp phân phối khu vực huyện Lương Sơn (địa bàn xã Hòa Bình); xây dựng mới các TBA khu vực huyện Kỳ Sơn (cũ).

Tổng nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đạt trên 27.200 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hành Nhà nước tỉnh, tổng nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến ngày 31/7/2020 đạt trên 27.200 tỷ đồng, tăng 4,2% so với thời điểm 31/12/2019.

Cương quyết với các dự án đầu tư công chậm giải ngân

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo mới đây của Sở KH&ĐT, kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.421.825 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.910,825 tỷ đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 4.298,805 tỷ đồng, gồm: vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 1.998,470 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư thực hiện các chương trình mục tiêu (CTMT) 461,716 tỷ đồng; vốn nước ngoài (ODA), bao gồm cả CTMT ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh 734,500 tỷ đồng; vốn CTMT quốc gia 754,119 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách T.Ư năm 2018 là 350 tỷ đồng.

Phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa vụ mùa

(HBĐT) - Thời điểm này, Sở NN&PTNT ghi nhận toàn tỉnh đã có gần 100 ha lúa vụ mùa nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, 6 ha nhiễm bệnh vàng lá do ngộ độc hữu cơ. Ngoài ra, một số đối tượng như rầy, chuột, bệnh đạo ôn và các bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn… cũng đang xuất hiện, có khả năng gây hại mạnh trong thời gian tới nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn

(HBĐT) - Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoạt động trong điều kiện hết sức khó khăn. Tại tỉnh ta, tình hình vi phạm về vận chuyển, kinh doanh hàng hóa… vẫn diễn ra, nhất là trong môi trường kinh doanh online, mua sắm trực tuyến. Để quyền lợi người tiêu dùng (NTD) được bảo vệ tốt hơn, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của NTD.

Thành phố Hòa Bình: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 20,9% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND TP Hòa Bình, trong tháng 7, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn diễn ra khá sôi nổi. Việc mua sắm hàng hóa, chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố ước đạt 1.391,36 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2019 tăng 20,9%; trong đó, hộ kinh doanh cá thể ước đạt 690,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21%; doanh nghiệp ước đạt 700,86 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục