(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) của tỉnh đạt 25%. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ ĐTH toàn tỉnh mới đạt 20,97%, trong đó, nhiều huyện dưới 10%. Trước thực tế này, Tỉnh ủy đánh giá, đây là 1 trong 5 chỉ tiêu dự báo khó đạt.


Những năm qua, huyện Lương Sơn ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu để thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV.

Với quyết tâm chính trị cao là phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội, trong đó có chỉ tiêu ĐTH, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã sát sao lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành chức năng, huyện, thành phố đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.

Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 237-KH/TU, ngày 16/9/2019 thực hiện 5 chỉ tiêu (dự báo khó đạt) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy đối với chỉ tiêu ĐTH, UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, huyện, thành phố. Theo đó, Sở Nội vụ đẩy nhanh thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Sở Xây dựng tăng cường triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển đô thị. Phối hợp UBND TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn tập trung nâng cấp đô thị TP Hòa Bình, thị trấn Lương Sơn.

Đồng chí Trần Hải Lâm, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng đã chủ trì phối hợp với UBND huyện Lương Sơn tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua để trình Bộ Xây dựng về Đề án đề nghị công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Ngày 20/11/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-BXD công nhận thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, qua đó góp phần phát triển đô thị mở rộng cũng như phát triển KT-XH của tỉnh và nâng tỷ lệ ĐTH. Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp Sở Nội vụ đánh giá việc sáp nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng đánh giá các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng 3 phường: Thống Nhất, Dân Chủ, Kỳ Sơn. Kết quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã ban hành Nghị quyết số 830, ngày 17/12/2019 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, trong đó nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, các xã nhập vào thị trấn, do vậy, dân số nội thị được tăng thêm.

Hiện nay, toàn tỉnh có 12 đô thị, trong đó, TP Hòa Bình là đô thị loại III, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tỉnh đang ưu tiên đầu tư nâng cấp TP Hòa Bình lên đô thị loại II và thị trấn Mai Châu (Mai Châu) lên đô thị loại IV. Ngoài ra, để đạt chỉ tiêu ĐTH, tỉnh và các huyện, thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, kiện toàn kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị. Đối với TP Hòa Bình phải nói đến việc tiếp tục triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật như: Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - TP Hòa Bình với các tuyến đường: Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Võ Thị Sáu, Hoàng Hoa Thám, cầu Hòa Bình 3 đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đồng thời còn có các dự án quan trọng như: Khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm, đê Quỳnh Lâm kết hợp với giao thông, đường Lý Thái Tổ, đường Nguyễn Văn Trỗi; hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng.

Những năm gần đây, trong tỉnh cũng có những khu dân cư, trung tâm thương mại được đầu tư, đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và phục vụ nhu cầu của Nhân dân, như: khu trung tâm thương mại bờ trái sông Đà, các khu dân cư: Bắc Trần Hưng Đạo, cảng Chân Dê, đầm Cống Tranh ở TP Hòa Bình; khu đô thị Đông Dương, Phố chợ Lương Sơn (Lương Sơn)... Bên cạnh đó, các thị trấn huyện lỵ đều đã lập và điều chỉnh quy hoạch, từng bước được đầu tư nâng cấp.

Thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, thời gian qua, Sở TN&MT đã nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trong các đô thị hiện hữu và các đô thị dự kiến mở rộng. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Công Thương tích cực đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ dự án tại các khu, cụm công nghiệp nhằm sớm đưa các dự án đi vào SX-KD, thu hút lao động vào làm việc.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực của từng sở, ngành, địa phương, tỉnh đã tạo ra sự bứt phá đối với chỉ tiêu ĐTH. Tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ ĐTH của tỉnh đạt 28,69%, tăng thêm so với đầu nhiệm kỳ 14,16%, đạt 114,76% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020. Đáng nói, ngoài TP Hòa Bình tỷ lệ ĐTH đạt 71,46%, huyện Lương Sơn đạt 40,80%, nhiều huyện có tỷ lệ ĐTH tăng khá so với thời điểm tháng 6/2019, như: Lạc Thủy từ 12,44% tăng lên 25,06%; Yên Thủy từ 9,73% tăng lên 17,73%; Tân Lạc từ 6,41% lên 17,95%. Hiện chỉ còn huyện Lạc Sơn tỷ lệ ĐTH dưới 10%.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, chỉ tiêu ĐTH toàn tỉnh đạt 38%, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Hòa Bình đến năm 2050; triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng các huyện. Lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng các đô thị đã được điều chỉnh mở rộng theo Nghị quyết số 830 của UBTVQH để làm cơ sở lập chương trình kế hoạch phát triển các đô thị: TP Hòa Bình, Lương Sơn, Đà Bắc, Bo, Ba Hàng Đồi, Chi Nê, Vụ Bản, Mãn Đức, Phong Phú, Hàng Trạm.

TP Hòa Bình triển khai quy hoạch phân khu các phường thành lập mới (Dân Chủ, Thống Nhất, Quỳnh Lâm, Trung Minh) và các phường hiện hữu để triển khai đầu tư các dự án đô thị.

Rà soát để đầu tư có trọng điểm các tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, huy động các nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách để phấn đấu đến năm 2025, nâng cấp đô thị TP Hòa Bình đạt tiêu chí loại II; huyện Lương Sơn cơ bản đạt các tiêu chí cấp hành chính thị xã; thị trấn Mai Châu và các xã phụ cận đạt tiêu chí đô thị loại IV; thị trấn Mãn Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị trấn Phong Phú đô thị loại V; các thị trấn được mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V.


Hoàng Nga

Các tin khác


Xã Tân Lập: Vốn chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, nguồn vốn vay chính sách ở xã Tân Lập (Lạc Sơn) đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Nhiều hộ đã xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả từ nguồn vốn vay, đem lại cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững.

Huyện Tân Lạc: Tự tin thực hiện "mục tiêu kép"

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh (SXKD) phải hoạt động cầm chừng, điều chỉnh kế hoạch SXKD phù hợp điều kiện thực tế. Thế nhưng, Công ty CP Hồng Gia Bảo, xóm Cóm, xã Đông Lai với ngành nghề sản xuất, chế biến gỗ vẫn duy trì hoạt động với mức tăng trưởng ổn định... Không chỉ có vậy, theo chị Lê Thị Lan Anh, đại diện Công ty CP Hồng Gia Bảo, thời gian qua, công ty còn liên tục tuyển dụng, tạo việc làm với mức thu nhập ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy, đưa hoạt động SX-KD của công ty vượt qua khó khăn trước những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian qua, cũng như trong thời điểm hiện tại.

Chỉ đạo sát sao và tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/9, Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử (BCĐ CQĐT) tỉnh đã họp đánh giá tình hình phát triển CQĐT tỉnh 8 tháng năm 2020. Đồng  chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ CQĐT tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ CQĐT tỉnh và đại diện các sở, ngành thành viên BCĐ.

Cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh (SX-KD), bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chỉ thị quan trọng này. Các văn bản chỉ đạo được kịp thời ban hành; nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách được khẩn trương triển khai; đồng thời, lãnh đạo tỉnh trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư để lắng nghe, nắm bắt khó khăn, vướng mắc, từ đó có giải pháp tháo gỡ... nhằm thực hiện "nhiệm vụ kép" là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển KT - XH.

Xã Đồng Tâm: Nông dân sáng tạo thụ phấn cho na để đạt năng suất, chất lượng tốt

(HBĐT) - Từ lâu, quả na của xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có tiếng bởi mẫu mã đẹp, ngọt thơm, ít hạt. Tuy nhiên, để có được những mùa bội thu, nông dân xã Đồng Tâm không phó mặc cho thiên nhiên quyết định năng suất, chất lượng quả mà những "kỹ sư" nông dân đã nghiên cứu, học tập, sáng tạo, tỉa cành, thụ phấn bằng tay cho na. Nhờ vậy, na sai quả, quả to, không bị lép, chất lượng tốt. Đặc biệt, với phương pháp thụ phấn, người trồng na được thu hoạch thêm na trái vụ sau vụ chính khoảng 1 tháng.

Tháng 8, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 445,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 8, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 445,2 tỷ đồng, bằng 9% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Theo đó, thu ngân sách Nhà nước 8 tháng qua ước đạt 2.121,7 tỷ đồng, bằng 48% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 42% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục