(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, doanh số cho vay tín dụng chính sách tháng 8 đạt 48,1 tỷ đồng, với 25.473 khách hàng vay vốn; lũy kế từ đầu năm đạt gần 823 tỷ đồng. Các chương trình có doanh số cho vay cao trong tháng như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, NS&VSMTNT, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, với doanh số đều trên 9 tỷ đồng.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Thủy, TP Hòa Bình có doanh số cho vay trong tháng đạt cao nhất, dao động từ 5,8 - hơn 7 tỷ đồng; thấp nhất là huyện Cao Phong, doanh số cho vay đạt gần 2,8 tỷ đồng.
Đến hết tháng 8/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.314 tỷ đồng, với hơn 131 nghìn khách hàng còn dư nợ. Nguồn vốn tiếp tục được truyền tải kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM ở các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.
* Cho vay trên 47 tỷ đồng giải quyết việc làm
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, từ đầu năm đến hết tháng 8, giải ngân vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP đạt gần 47,1 tỷ đồng. Doanh số cho vay trong tháng 8 đạt gần 3,42 tỷ đồng, cho trên 1.500 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ trong tháng đạt 3,7 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt 25,5 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm đạt trên 140 tỷ đồng, với 4.885 khách hàng còn dư nợ.
Từ chương trình cho vay đã góp phần thiết thực trong đảm bảo an sinh xã hội, qua đó tạo việc làm cho hơn 1.200 lao động trên địa bàn tỉnh.
* Huyện Lạc Thủy: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt gần 307 tỷ đồng
Đến hết tháng 8, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt 306,8 tỷ đồng, với hơn 7.500 khách hàng còn dư nợ. Trong tháng 8, doanh số cho vay của huyện đạt gần 5,85 tỷ đồng, với 2.181 lượt khách hàng vay vốn; lũy kế từ đầu năm đạt 86,3 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trong tháng 8 đạt 5,6 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt hơn 68 tỷ đồng. Doanh số xóa nợ từ đầu năm đến nay là 50 triệu đồng, nợ quá hạn 224,4 triệu đồng, nợ khoanh 20 triệu đồng, còn lại là nợ trong hạn.
Đến nay, Lạc Thủy là huyện có tổng dư nợ tín dụng chính sách cao thứ 5 của tỉnh. Huyện đã phát huy tốt vai trò của các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn, giải ngân kịp thời nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
V.Đ
(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến hết tháng 8/2020, toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động. Trong đó có 27 HTX CN - TTCN, 38 HTX thương mại dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 13 HTX điện năng.
(HBĐT) - Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới hoạt động, công tác dạy nghề, lao động nông thôn, nông dân tích cực tham gia học tập, áp dụng kiến thức vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, thúc đẩy KT-XH phát triển.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ 55), Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện với những mục tiêu cụ thể, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp năng lượng ổn định, có chất lượng cao cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững.
(HBĐT) - Xã Tử Nê (Tân Lạc) có 669 ha rừng sản xuất và 146 ha rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của xã không nhiều, nhưng người dân trong xã luôn chủ động phát huy hiệu quả từ trồng rừng; tích cực bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành, những năm gần đây, người dân xã Tử Nê có ý thức kéo dài chu kỳ sản xuất, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.
(HBĐT) - Dự án cầu Hòa Bình 2 bắc qua sông Đà có vai trò đặc biệt quan trọng giảm tải áp lực cho cầu Hòa Bình, mở ra không gian rộng lớn phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ của TP Hòa Bình, nằm trong danh mục các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Chủ đầu tư phối hợp các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, tập trung chỉ đạo nhà thầu tổ chức thi công, phấn đấu năm 2021 đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tính đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 38,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,3%. Đó là kết quả đồng sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, hoàn thành lợi thắng các nhiệm vụ phát triển KT - XH.