(HBĐT) - Chiều 24/9, Hội Nông dân 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong tình hình mới, hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh... Các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình; Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo Hội Nông dân
2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình ký kết chương trình phối hợp.
Nội
dung phối hợp được tập trung vào các vấn đề: Tuyên truyền, vận động nâng cao
nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân trong xây dựng nông thôn mới, sản xuất,
kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn. Đẩy mạnh phối hợp, hỗ trợ liên kết sản
xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trong đó, tăng cường
phối hợp tư vấn, hỗ trợ liên kết xây dựng mô hình kinh tế tập thể HTX, tổ hợp
tác, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn
điển hình, có hiệu quả và có khả năng nhân rộng ở các địa phương để nông dân
tham quan, học tập kinh nghiệm. Vận động hội viên, nông dân tham gia đào tạo
nghề và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, điều
hành kinh doanh cho các hội viên tham gia phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ
hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất theo chuỗi giá trị, thực
hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Thúc đẩy giao thương, kết nối cung cầu
các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa thông qua hệ thống phân phối của 2 tỉnh và
tăng cường các kênh kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm...
Ngoài
ra, Hội Nông dân 2 tỉnh phối hợp khai trương và duy trì hoạt động cửa hàng nông
sản an toàn sông Đà. Phối hợp giới thiệu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh
nghiệm sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản đặc trưng của 2 tỉnh.
H.N
(HBĐT) - Cùng với các giải pháp về phát triển KT-XH của địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều chính sách đối với phụ nữ về lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thể thao, gia đình, sự tham gia vào bộ máy lãnh đạo... Từ đó, tăng cường bình đẳng giới (BĐG) và có được kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêu về quyền bình đẳng của phụ nữ.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh có 287 HTX nông nghiệp, trong đó có 19 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số HTX đủ tiêu chuẩn xếp loại là 206 HTX, gồm: 33 HTX xếp loại tốt, chiếm 16%; 68 HTX xếp loại khá, chiếm 33%; 91 HTX xếp loại trung bình, chiếm 44%; 14 HTX yếu, chiếm 7%. 81 HTX còn lại là các HTX ngừng hoạt động, mới thành lập chưa tiến hành xếp loại.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ toàn địa bàn của các tổ chức tín dụng đến hết tháng 8/2020 đạt 23.158 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng, tương đương 0,8% so với thời điểm 31/12/2019.
(HBĐT) - "Hòa Bình đặc biệt chú trọng việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vì thế, những năm qua, tỉnh tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư FDI, trong đó có nhà đầu tư Hàn Quốc” - Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi tọa đàm gần đây với đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 16 xã, 1 thị trấn, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, sông, suối, do đó, việc nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) gặp nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã huy động sức mạnh toàn dân, thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM, 135, ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn vốn lồng ghép khác để làm đường GTNT phục vụ dân sinh.
Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của bộ phận lớn người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp.