(HBĐT) - Cùng với các giải pháp về phát triển KT-XH của địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều chính sách đối với phụ nữ về lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thể thao, gia đình, sự tham gia vào bộ máy lãnh đạo... Từ đó, tăng cường bình đẳng giới (BĐG) và có được kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêu về quyền bình đẳng của phụ nữ.



Thông qua chính sách hỗ trợ, chị Bùi Thị Phương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Cách đây 3 năm, thông qua chương trình hỗ trợ sản xuất dành cho phụ nữ thuộc diện hộ nghèo, chị Bùi Thị Phương, xóm Lội Mương, xã Văn Sơn được trao 1 con bò giống. Sau 3 năm chăm sóc, bò giống đã đẻ được 1 bê con. Đây là niềm vui không nhỏ đối với người hưởng lợi, bởi nhờ được thụ hưởng chính sách này, những phụ nữ nghèo như chị Phương có điều kiện để vươn lên giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

Không chỉ thực hiện các chính sách về giảm nghèo, lao động việc làm, các ban, ngành, đoàn thể là thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ huyện đã quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách đối với phụ nữ. Bên cạnh việc phối, kết hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể, ngành thành viên đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ, trợ giúp pháp lý cho chị em có nhu cầu.

Hiện nay, tại địa phương đã có cán bộ nữ tham gia lãnh đạo Viện KSND, TAND huyện. Tỷ lệ nữ cấp ủy Đảng chiếm 13,7%, nữ đại biểu HĐND các cấp chiếm 26%; UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 27%, cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 58,3%, nữ cán bộ, công chức, viên chức chiếm 40,4%.

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với lao động nữ được chú trọng. Riêng hoạt động của Hội Phụ nữ, bằng nhiều hình thức đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm chị em trong phát triển kinh tế gia đình. Hiện, toàn huyện có 5,05% chủ doanh nghiệp là nữ. Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 100%.

Nhiều chính sách cụ thể cũng được triển khai, áp dụng nhằm hướng đến mục tiêu BĐG trong các lĩnh vực. Điển hình trong lĩnh vực GD&ĐT là chính sách ưu tiên cho cán bộ nữ đi học, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Các chương trình MTQG về y tế, dân số, gia đình và trẻ em được đảm bảo về quyền BĐG. Trong đó, 100% phụ nữ nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp BHYT, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. Không có bà mẹ tử vong liên quan đến thai sản. 50% nạn nhân bạo lực gia đình được phát hiện và tư vấn, 75% người gây bạo lực gia đình được phát hiện.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Việc thực hiện đầy đủ về chính sách đối với phụ nữ là giải pháp, mục tiêu quan trọng thúc đẩy BĐG, nâng cao vị thế và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ; tập huấn lồng ghép giới cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở; phấn đấu duy trì 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được vay vốn; tỷ lệ sử dụng có hiệu quả thời gian lao động của phụ nữ nông thôn là 80%; 50% lao động nữ trong tổng số lao động có việc làm mới. Các ngành liên quan đảm bảo sự bình đẳng thực sự đối với phụ nữ qua chính sách tuyển dụng cán bộ; bảo vệ quyền, lợi ích của lao động nữ tại các loại hình doanh nghiệp; tư vấn lao động việc làm, tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; thu hút và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm...


Bùi Minh


Các tin khác


Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới

Hòa Bình là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của bộ phận lớn người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Những điểm sáng kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng

(HBĐT) - Với nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao, cộng đồng trách nhiệm của toàn Đảng bộ, Nhân dân đã sáng tạo, vận dụng có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể, tỉnh đã đạt những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực phát triển KT-XH, QP-AN, xây dựng Đảng, tạo tiền đề quan trọng để Đảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới mãnh mẽ tư duy, hành động, cùng hướng mới mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

(HBĐT) - Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là tiêu chí phản ánh thực tế mức sống và tiêu dùng xã hội, phản ánh điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu giao thương của người dân. Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao.

Công nhân, viên chức, lao động tỉnh: Chung sức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, các cấp Công đoàn trên địa bàn đã hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Sự chung tay, góp sức của đông đảo công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần xây dựng nông thôn khởi sắc về mọi mặt.

Vùng quê Văn Nghĩa khởi sắc

(HBĐT) - Về xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) hôm nay được chứng kiến nhiều đổi thay ở vùng quê nông thôn với đường làng, ngõ xóm phong quang, ruộng nương trù phú. Cuộc sống của người dân đi lên, thương mại, dịch vụ phát triển, có những khu dân cư gần như đã xóa hộ nghèo, từ đầu làng đến cuối xóm chỉ toàn nhà xây, nhà cao tầng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục