(HBĐT) - Giai đoạn 2015-2020 là thời gian cao điểm ngành nông nghiệp tỉnh hiện thực hóa quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp. Do đó, các địa phương không ngừng đẩy mạnh thực hiện các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông sản, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.


Hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm đã góp phần mở rộng thị trường, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ những nông sản thế mạnh của tỉnh.

Trong 5 năm qua, tỉnh đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch, ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết chuyên đề, các chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh. Công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm luôn được ngành nông nghiệp đặc biệt chú trọng. Trong 5 năm, có 93 doanh nghiệp (DN), HTX tham gia các hội chợ, phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn, tuần lễ nhận diện nông sản an toàn tổ chức tại các tỉnh, thành phố. Thông qua đó, các cơ sở   SX-KD có thêm cơ hội tìm kiếm đối tác để hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm, làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường. Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi của các cơ sở làm ăn chân chính, tránh sự lợi dụng, làm giả thương hiệu sản phẩm, Chi cục Quản lý chất lượng (QLCL) nông lâm sản và thủy sản đã triển khai dán trên 7,3 triệu tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như: cam Cao Phong, cam Mường Động, bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, chuỗi thịt lợn, măng các loại… Tỉnh cũng xây dựng hệ thống TXNG xác thực  chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ hb.check.net.vn. Đây là cổng thông tin giúp các DN, HTX quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được chứng nhận; giúp người tiêu dùng có thông tin về cơ sở sản xuất cũng như sản phẩm đảm bảo chất lượng, được kiểm soát. Hiện đã có 56 cơ sở, 311 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên hệ thống. 

Thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại, tỉnh đã ký kết được 10 bản ghi nhớ giữa DN Hà Nội và DN tỉnh trong việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, Sở NN&PTNT đã ký biên bản ghi nhớ với một số tập đoàn lớn về tiêu thụ sản phẩm như: Tập đoàn Central Group Việt Nam, Công ty TNHH Aeon Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp... Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản cũng đã ký quy chế về kiểm soát chất lượng sản phẩm, TXNG sản phẩm không an toàn với Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, Sơn La, Hà Nam. Nhờ đó, đến nay đã có nhiều nông sản thế mạnh của tỉnh vào được hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Big C, Hapro Mart; T Mart, Coop Mark, Lotte, các cửa hàng thực phẩm sạch Biggreen… Đặc biệt, sản phẩm cam Cao Phong và chuối Viba đã được hãng hàng không Vietnam Ailrline ký hợp đồng thu mua.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản cho biết: Những năm qua, với sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh, sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố. T.Ư và sự hưởng ứng tham gia của các cơ sở SX-KD trong việc kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm, đã góp phần hình thành 51 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, lợi thế của tỉnh. Trong 1 năm, khả năng sản xuất, cung cấp sản phẩm nông sản ra thị trường từ các chuỗi sản xuất của tỉnh đạt trên 3.128 tấn rau; 24.000 tấn quả có múi các loại; 250 tấn thịt lợn; 1.500 tấn cá sông Đà; 300 tấn sản phẩm chế biến các loại. Chất lượng, ATTP của sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường, cung cấp cho người tiêu dùng luôn có sự tăng cường giám sát của các cơ quan quản lý từ địa phương tới T.Ư. Nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng khi được cung ứng vào các siêu thị, hệ thống bán lẻ đã được người dân địa phương chấp nhận, đánh giá cao về chất lượng. 

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tiếp tục duy trì hoạt động các chuỗi liên kết, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết mới trong sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, Chi cục QLCL nông lâm sản và thủy sản tăng cường phối hợp, chỉ đạo các địa phương tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích DN có tiềm lực ứng dụng công nghệ cao tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Duy trì, phát triển hệ thống TXNG nông sản điện tử; tăng cường hoạt động hỗ trợ TXNG cho các cơ sở SX-KD. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn…


              Thu Hằng

Các tin khác


Đại hội Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Lạc Sơn lần thứ III

(HBĐT) - Chiều 28/9, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng tiên phong trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội

(HBĐT) - Doanh nghiệp (DN) có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp phần giải phóng, phát triển sức sản xuất, huy động, phát huy nội lực phát triển KT-XH, góp phần quyết định vào phục hồi, tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...

Lấy tiến độ, chất lượng khẳng định thương hiệu Mỹ Phong

(HBĐT) - Không màu mè, nói ít, âm thầm, bền bỉ lấy tiến độ, chất lượng công trình, dự án khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực đầu tư xây lắp, thương mại, đó là nguyên tắc hoạt động cũng như tính cách của chị Nguyễn Thị Mỹ, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và xây dựng Thương mại Mỹ Phong (Công ty Mỹ Phong).

Công ty CPTM Định Nhuận: Dẫn đầu về phát triển mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng trong tỉnh

(HBĐT) - Từ một nhà phân phối bán hàng chỉ có 6 cán bộ, công nhân viên, đến nay, sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thương mại Định Nhuận ngày một lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín, tiên phong phát triển mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng của tỉnh.

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

(HBĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình trước thềm Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh khẳng định: Hiệp hội DN tỉnh phát huy vai trò là người đại diện cho DN, làm cầu nối giữa DN và các cơ quan quản lý Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của DN, xây dựng cộng đồng DN tỉnh lớn mạnh, bền vững.

Cải thiện thực chất môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư

(HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) kinh doanh và phát triển lành mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục