(HBĐT) - Định kỳ 10 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị với lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh để kiểm điểm tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC). Tại hội nghị, chủ đầu tư phải báo cáo tiến độ từng chương trình, dự án, những khó khăn, vướng mắc. Qua đó, UBND tỉnh cũng như các sở, ngành chức năng kịp thời nắm bắt thực trạng để có sự chỉ đạo phù hợp.


Đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đang được gấp rút hoàn thiện. Đến giữa tháng 10, tỷ lệ giải ngân đạt 81%.

Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 4.421,825 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn giao chi tiết được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch ĐTC năm nay là 4.298,805 tỷ đồng. Việc giải ngân VĐTC có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh tình hình KT - XH chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và thiên tai. Do vậy, nhiệm vụ này được UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo, kết quả giải ngân cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, tính đến ngày 10/10, kế hoạch VĐTC năm 2020 của tỉnh đã giải ngân 2.024,095 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 45,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 1.067,3 tỷ đồng, đạt 53,4% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh, 50,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn ngân sách Trung ương (NST.Ư) trong nước giải ngân 877,565 tỷ đồng, đạt 44,9% kế hoạch vốn của HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ giao...  Một số chương trình, dự án có kết quả giải ngân khá như: Chương trình mục tiêu (CTMT) phát triển KT-XH vùng đạt 82%, CTMT QP-AN trên địa bàn trọng điểm đạt 84%; CTMT hỗ trợ hạ tầng khu, cụm công nghiệp đạt 68%. Đối với NST.Ư trong nước bố trí vốn cho 12 CTMT có 7 chương trình giải ngân đạt trên 60% kế hoạch; 9 cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân trên 60%. Nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân đạt 53,4%. 

Thời gian qua, UBND tỉnh sát sao chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân VĐTC, đã điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án, nhưng kết quả giải ngân còn thấp so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước. Một số chương trình, dự án tỷ lệ giải ngân dưới 60% hoặc chưa giải ngân. Đặc biệt là các dự án ODA giải ngân rất thấp, mới đạt 15%; có 9/13 dự án chưa thực hiện giải ngân. Vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn tăng thu NST.Ư năm 2018 mới giải ngân 79,2 tỷ đồng, đạt 22,6% kế hoạch. Có 10 cơ quan, đơn vị tỷ lệ giải ngân dưới 60%, trong đó 4 đơn vị dưới 30%; 2 đơn vị chưa giải ngân. Ngoài ra, đối với nguồn vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch ĐTC từ năm 2018 sang năm 2020 giải ngân đạt 82,6% kế hoạch; số vốn kéo dài từ năm 2019 sang giải ngân cũng chỉ đạt 64,8% kế hoạch vốn giao.

Trong các chương trình, dự án chậm giải ngân phải kể đến một số dự án vốn nước ngoài như: Chương trình đô thị miền núi phía Bắc, dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình; dự án cung cấp thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Thủy; dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2 (tiểu dự án xây dựng và nâng cấp hạ tầng du lịch khu di tích chùa Tiên, Lạc Thủy); chương trình mở rộng quy mô vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn... chưa giải ngân được. Ngoài ra, nhiều chương trình, dự án vốn ngân sách tỉnh tỷ lệ giải ngân cũng rất thấp.

Sở KH&ĐT đánh giá, những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân VĐTC đối với các dự án ODA ngoài nguyên nhân về cơ chế, chính sách thì có một số dự án khởi công mới chưa hoàn thành thủ tục đầu tư; có những dự án không thể thực hiện, giải ngân do vướng mắc về thủ tục thanh toán. Sở KH&ĐT đã phối hợp các chủ đầu tư rà soát, đề nghị UBND tỉnh báo cáo Bộ KH&ĐT hoàn trả 321,597 tỷ đồng vốn nước ngoài về NST.Ư.

Đối với nguồn vốn NST.Ư trong nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên gói thầu mua sắm thiết bị, nhất là mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện. Một số nguồn vốn được giao bổ sung vào giữa năm nên khối lượng thực hiện, giải ngân thấp. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương có việc chưa chặt chẽ.

Về giải ngân vốn ngân sách tỉnh, theo đồng chí Quách Tất Liêm, Giám đốc Sở KH&ĐT, ngoài khó khăn do cơ chế, chính sách còn do nguồn thu sổ xố kiến thiết, thu từ sử dụng đất chưa đảm bảo theo kế hoạch được duyệt. Một số chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch VĐTC được giao. Theo đó, còn có những dự án đã có khối lượng thực hiện nhưng chậm hoàn thành hồ sơ thanh toán tại KBNN. Một số dự án hết nhu cầu sử dụng vốn, nhưng chủ đầu tư chưa có văn bản báo cáo, đề xuất điều chỉnh cho dự án khác. 

Để đẩy mạnh giải ngân VĐTC đảm bảo đến ngày 31/12/2020 đạt 100% kế hoạch, mới đây, tại cuộc họp về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các Ban quản lý dự án cần nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt tình hình giải ngân vốn các chương trình, dự án để đốc thúc thực hiện. Trường hợp không còn nhu cầu vốn hoặc không thể thực hiện giải ngân cần báo cáo, đề nghị báo cáo điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án giải ngân tốt hơn; việc điều chỉnh, phân bổ vốn phải theo hướng ưu tiên các công trình, dự án có tính cấp bách, khả thi. UBND tỉnh sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư để dự án trì trệ trong giải ngân.

     
Hoàng Nga

Các tin khác


Triển vọng từ giống lúa chất lượng VNR20 và Sumo

(HBĐT) - Phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và ít bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Đặc biệt năng suất, chất lượng gạo tốt… Đó là đánh giá của ngành chuyên môn cũng như nhiều nông dân tham gia mô hình trình diễn canh tác giống lúa chất lượng VNR20 và Sumo trên nền phân bón Sông Gianh tại xóm Chàm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.

Tháng 9, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 453,6 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 9, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện trên 453,6 tỷ đồng, đạt 9% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Thành phố hòa bình: Ban hành 49 Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

(HBĐT) - 9 tháng năm 2020, Thành ủy Hòa Bình đã chỉ đạo UBND thành phố tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng 67 dự án (cả dự án chuyển tiếp năm 2019).

Huyện Lương Sơn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung

(HBĐT) - Trong 5 năm (2015-2020), so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng).

Đưa bưởi hữu cơ Tân Đông thành sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sản phẩm bưởi hữu cơ Tân Đông của HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Đông, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) được trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ tự nhiên nên sản phẩm hoàn toàn sạch. Quả bưởi căng mọng, hương vị thơm ngon. Những năm qua, bưởi hữu cơ Tân Đông đã khẳng định được thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường, từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ thành viên HTX.

Thiết thực các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, kết quả rà soát, xác định cho thấy, tỉnh hiện có 145/151 xã, phường, thị trấn vùng DTTS&MN. Phân định theo trình độ phát triển, có 60 xã thuộc khu vực III; 13 xã, phường, thị trấn khu vực II; 72 xã, phường, thị trấn khu vực I; 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng DTTS&MN của 22 xã khu vực II và khu vực I; 8 thôn, xóm, tổ dân phố vùng DTTS&MN (thuộc 4 xã, phường, thị trấn không đạt tiêu chí là xã vùng DTTS&MN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục