(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, kết quả rà soát, xác định cho thấy, tỉnh hiện có 145/151 xã, phường, thị trấn vùng DTTS&MN. Phân định theo trình độ phát triển, có 60 xã thuộc khu vực III; 13 xã, phường, thị trấn khu vực II; 72 xã, phường, thị trấn khu vực I; 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng DTTS&MN của 22 xã khu vực II và khu vực I; 8 thôn, xóm, tổ dân phố vùng DTTS&MN (thuộc 4 xã, phường, thị trấn không đạt tiêu chí là xã vùng DTTS&MN).


Người dân xã Hữu Lợi (Yên Thủy) được hỗ trợ gà giống phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

Những năm gần đây, việc đầu tư, hỗ trợ vùng DTTS trên địa bàn tỉnh được tăng cường, đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn miền núi, góp phần phát triển KT-XH. Tuy nhiên, theo chia sẻ của đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, do đặc thù đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, địa hình chia cắt, kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tế chưa đồng bộ; là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, dẫn tới phát triển KT-XH khu vực đồng bào DTTS còn nhiều hạn chế, khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, việc chăm lo đời sống đồng bào DTTS và thực hiện các chính sách dân tộc luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên.

Những năm qua, Chương trình 135 đã đóng góp tích cực đối với phát triển KT-XH vùng ĐBKK của tỉnh. Trong năm nay, tổng nguồn vốn của chương trình được T.Ư phân bổ 166.111 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư 118.059 triệu đồng thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn sự nghiệp 48.052 triệu đồng thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình, nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ. UBND các huyện, thành phố đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn chi tiết cho chủ đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện. Đến hết ngày 30/9, tỷ lệ giải ngân đạt 80% kế hoạch.

Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, trong năm 2020, tổng nguồn vốn được T.Ư phân bổ là 24.916 triệu đồng, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn vay tín dụng. UBND các huyện đã phê duyệt danh sách hộ hưởng lợi và phương thức thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán đối với vốn sự nghiệp, theo đó, có 800 hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn ĐBKK được hỗ trợ với kinh phí 1.200 triệu đồng; đến ngày 30/9, giải ngân ước đạt 100% kế hoạch. Thực hiện đầu tư xây dựng công trình tại các điểm dự án định canh định cư tập trung với tổng nguồn vốn được giao 17.716 triệu đồng. Các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt dự toán, đề cương nhiệm vụ khảo sát thiết kế các công trình và đang đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Về vốn vay tín dụng với tổng số vốn 6.000 triệu đồng, đến hết tháng 9, giải ngân cơ bản đạt 100% kế hoạch giao.

Bên cạnh đó, thực hiện Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tỉnh có nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Ailen được T.Ư phân bổ 20.900 triệu đồng, đầu tư dự án cho các xã ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Qua đó đã đầu tư 21 công trình ở 20 xã của 6 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Yên Thủy, Mai Châu. Hiện, 21 công trình đã xây dựng hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh tăng cường phối hợp và tổ chức thực hiện các đề án về: đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS nhằm phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc…


Bình Giang


Các tin khác


Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo bảo vệ môi trường và chung tay xây dựng nông thôn mới năm 2020

(HBĐT) - Ngày 17/10, Tỉnh Đoàn tổ chức Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo bảo vệ môi trường và chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. 

Giá trị sản xuất ngành thủy sản vượt 6,3% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành thủy sản, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng của ngành.

“Hạ Long trên cạn” - bao giờ tiềm năng, lợi thế được khai thác xứng tầm?

Bài 1- Còn đó những khó khăn sau hàng thập niên di dân

(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà có quy mô vào loại lớn nhất Đông Nam Á khi đi vào vận hành tháng 4/1994, luôn là niềm tự hào, sự ngưỡng mộ của người dân cả nước. Trải qua hơn 40 năm kể từ ngày khởi công công trình 6/11/1979 đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Mặc dù vậy, hồ Hòa Bình với trên 9,5 tỷ m3 nước, dài khoảng 80 km vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế to lớn của một nơi được mệnh danh "Hạ Long trên cạn”.

Mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại trên các tuyến giao thông và tài sản Nhân dân

(HBĐT) - Thông tin từ Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, tính từ 16h ngày 16/10 đến 16h ngày 17/10, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 tiếp tục gây thiệt hại cho các huyện và TP Hòa Bình.

Tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021

(HBĐT) - Ngày 13/10, UBND tỉnh có công văn chỉ đạo việc tăng cường các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ mía tím niên vụ 2020-2021.

Giúp nông dân làm chủ khoa học kỹ thuật

(HBĐT) - Với phương châm "cho cần câu hơn xâu cá”, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn và nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả, phù hợp với từng vùng. Kết thúc mỗi mô hình, trung tâm tổ chức hội thảo đánh giá để các hộ dân thăm quan, học hỏi kinh nghiệm. Từ mô hình khuyến nông giúp bà con nông dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, giá trị gia tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục