(HBĐT) - Đó là nội dung Hội nghị do Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức ngày 20/10. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo một số sở, ngành, Hội của tỉnh và các HTX, doanh nghiệp, nhà vườn trồng cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong và Tân Lạc.   


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Giai đoạn 2010 - 2020, diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh không ngừng tăng, từ đó hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất tại Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, vùng sản xuất bưởi đỏ. Đến nay, tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn tỉnh khoảng 11.500 ha, diện tích thời kỳ kinh doanh đạt khoảng 7.400 ha, sản lượng ước đạt gần 160 ngàn tấn. Dự kiến năm 2020, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh như: Một số cơ sở sản xuất cây giống chưa có hoặc thiếu cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Một số xã phát triển nóng cây ăn quả có múi, không nằm trong quy hoạch. Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất còn khó khăn; khó khăn trong công tác quản lý và cấp mã vùng. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tươi, chưa chú trọng khâu sơ chế sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nên dễ chịu tác động về giá cả và giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, các HTX, hộ trồng cam nêu một số bệnh thường gặp của cây cam, bưởi; hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp và có xu hướng giảm theo thời gian... Từ đó, các chuyên gia, nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân và trang bị cho người dân những biện pháp phòng, chống một số bệnh thường gặp trên cây ăn quả có múi.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh ta trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được thì sản xuất cây ăn quả có múi của tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Để cây ăn quả có múi phát triển bền vững, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT cùng các huyện, thành phố vận dụng sáng tạo những giải pháp kỹ thuật mà các viện nghiên cứu, nhà khoa học đã nêu trong hội nghị. Các ngành chức năng xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả có múi vi phạm các quy định của Luật Trồng trọt. Các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thu hút đầu tư vào hoạt động sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả có múi; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm. Đối với Dự án tái canh vùng cam Cao Phong, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT phối hợp với UBND huyện Cao Phong lập đề cương, báo cáo để UBND tỉnh xem xét và phê duyệt.

      
Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung

(HBĐT) - Trong 5 năm (2015-2020), so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng).

Đưa bưởi hữu cơ Tân Đông thành sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sản phẩm bưởi hữu cơ Tân Đông của HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Đông, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) được trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ tự nhiên nên sản phẩm hoàn toàn sạch. Quả bưởi căng mọng, hương vị thơm ngon. Những năm qua, bưởi hữu cơ Tân Đông đã khẳng định được thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường, từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ thành viên HTX.

Thiết thực các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) theo trình độ phát triển trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2025, kết quả rà soát, xác định cho thấy, tỉnh hiện có 145/151 xã, phường, thị trấn vùng DTTS&MN. Phân định theo trình độ phát triển, có 60 xã thuộc khu vực III; 13 xã, phường, thị trấn khu vực II; 72 xã, phường, thị trấn khu vực I; 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc vùng DTTS&MN của 22 xã khu vực II và khu vực I; 8 thôn, xóm, tổ dân phố vùng DTTS&MN (thuộc 4 xã, phường, thị trấn không đạt tiêu chí là xã vùng DTTS&MN).

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch 19/10

Trong phiên giao dịch 19/10, giá vàng thế giới tăng khoảng 1% nhờ sự suy yếu của đồng USD và kỳ vọng về một gói kích thích kinh tế mới của Mỹ.

Khởi công Dự án mở rộng sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng

Sáng 19/10, được sự cho phép của Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, ban, ngành có liên quan, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) tổ chức khởi công xây dựng "Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng".

“Hạ Long trên cạn” - bao giờ tiềm năng, lợi thế được khai thác xứng tầm?

Bài 2 - Cần sự quan tâm đầu tư trọng điểm của Nhà nước

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á với cảnh quan sơn thuỷ hữu tình giống như một Hạ Long trên cạn, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành một khu du lịch tầm cỡ quốc gia. Những năm qua, ngoài những chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh đã tạo cơ chế, huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hồ Hòa Bình. BTV Tỉnh uỷ có riêng một Nghị quyết về phát triển khu du lịch hồ Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục