(HBĐT) - Những năm qua, thông qua hoạt động ủy thác cho vay đã truyền tải kịp thời vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng thụ hưởng khác.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, đại diện các tổ chức nhận ủy thác xã Cao Sơn kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách của hộ vay ở xóm Sưng.
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, nhu cầu được tiếp cận vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế của người dân rất lớn. Thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng đó, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã huy động nguồn vốn, phối hợp các cấp chính quyền, hội, đoàn thể nhằm truyền tải kịp thời vốn chính sách đến đúng các đối tượng thụ hưởng. Trong đó, hoạt động ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức CT-XH là kênh dẫn vốn quan trọng, cầu nối giữa NHCSXH với các đối tượng thụ hưởng. Năm 2014, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức CT-XH mới đạt hơn 1.831 tỷ đồng, đến hết năm 2019 đã tăng lên 3.119 tỷ đồng (tăng 70,3%), chiếm 93,8% tổng dư nợ. Đến hết tháng 9/2020, tổng dư nợ ủy thác đạt 3.343 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân tỉnh 854,6 tỷ đồng (chiếm 25,6%), Hội LHPN tỉnh hơn 904 tỷ đồng (chiếm 27,1%), Hội Cựu chiến binh tỉnh gần 794 tỷ đồng (chiếm 23,7%), Tỉnh Đoàn hơn 790 tỷ đồng (chiếm 23,6%).
Đồng chí Trương Thị Hằng Nga, Phó Giám đốc phụ trách NHCSXH tỉnh cho biết: Những năm qua, NHCSXH đã ký văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác cho vay đến từng cấp của các tổ chức CT-XH. Thông qua phương thức ủy thác cho vay đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; nguồn vốn tín dụng ưu đãi được truyền tải kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức ủy thác có nhiều thời gian tiếp xúc, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, tổ viên. Trong giai đoạn 2015- 2019, chất lượng tín dụng ủy thác ngày càng được nâng lên, hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được củng cố, sắp xếp lại. Các tổ chức hội, đoàn thể đã phối hợp với NHCSXH trong việc xử lý thu hồi nợ đến hạn, thu hồi các món cho vay sai đối tượng.
Đến ngày 30/9/2020, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 6,01 tỷ đồng, chiếm 0,17% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn 3,418 tỷ đồng (0,1%), giảm 180 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2019; nợ khoanh 2,593 tỷ đồng. Đến nay, các hội, đoàn thể đang quản lý 2.692 tổ TK&VV, trong đó, 94% tổ không có nợ quá hạn, gần 86% tổ xếp loại tốt. Các tổ TK&VV đã làm tốt công tác huy động tổ viên gửi tiết kiệm, với 100% tổ viên tham gia gửi tiền, tổng tiền gửi đạt gần 97,5 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2019. Có thể nói, chất lượng dư nợ ủy thác từng phần qua các tổ chức CT-XH quyết định chất lượng tín dụng của NHCSXH.
Trong giai đoạn 2015-2019, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 87 nghìn lượt hộ cải thiện đời sống; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 24,38% (năm 2015) còn 11,36% cuối năm 2019. Ngoài ra, thông qua các tổ chức CT-XH, tín dụng chính sách cũng đã tạo việc làm mới cho trên 7.000 lao động, giúp trên 1.300 học sinh sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng trên 82 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh và môi trường nông thôn. Bên cạnh đó, với chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất thấp, trong giai đoạn 2015-2019, nguồn vốn NHCSXH đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiết giảm được trên 395 tỷ đồng chi phí lãi suất vay vốn, so với mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Với những kết quả đó đã khẳng định phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH là cách làm năng động, sáng tạo; một mô hình hiệu quả, đặc trưng và mang tính ưu việt, giúp vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng được thụ hưởng. Việc cho vay vốn qua tổ TK&VV làm tăng sự đoàn kết, tính nhân ái, gắn bó tình làng, nghĩa xóm. Thông qua tín dụng ủy thác đã giúp NHCSXH thực hiện được chủ trương công khai hóa, dân chủ hoá và xã hội hóa hoạt động tín dụng ngân hàng.
Viết Đào
(HBĐT) - Về xóm Tình, xã Tú Lý (Đà Bắc) chúng tôi cảm nhận được phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu lan tỏa khắp nơi, những ngôi nhà khang trang, đường làng, ngõ xóm được mở rộng và đổ bê tông, những con đường hoa đua nhau khoe sắc, mang lại vẻ tươi mới cho vùng quê NTM.
(HBĐT) - Phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và ít bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Đặc biệt năng suất, chất lượng gạo tốt… Đó là đánh giá của ngành chuyên môn cũng như nhiều nông dân tham gia mô hình trình diễn canh tác giống lúa chất lượng VNR20 và Sumo trên nền phân bón Sông Gianh tại xóm Chàm, xã Tân Pheo, huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 9, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước thực hiện trên 453,6 tỷ đồng, đạt 9% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.
(HBĐT) - 9 tháng năm 2020, Thành ủy Hòa Bình đã chỉ đạo UBND thành phố tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng 67 dự án (cả dự án chuyển tiếp năm 2019).
(HBĐT) - Trong 5 năm (2015-2020), so với toàn tỉnh, kinh tế của huyện Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung (13,86/9,15%), GRDP bình quân đầu người gấp 1,28 lần (81,9/64 triệu đồng).
(HBĐT) - Sản phẩm bưởi hữu cơ Tân Đông của HTX trồng bưởi hữu cơ và dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Tân Đông, xóm Tân Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) được trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ tự nhiên nên sản phẩm hoàn toàn sạch. Quả bưởi căng mọng, hương vị thơm ngon. Những năm qua, bưởi hữu cơ Tân Đông đã khẳng định được thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường, từ đó, góp phần nâng cao đời sống cho các hộ thành viên HTX.