(HBĐT) - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều mô hình tiết kiệm theo tinh thần học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các mô hình tiết kiệm đã góp phần không nhỏ giúp chị em phát triển kinh tế và chia sẻ khó khăn, được chị em nhiệt tình hưởng ứng.


Mô hình ống bương tiết kiệm của hội viên phụ nữ xã Phú Vinh (Tân Lạc) được chị em hưởng ứng tham gia, đem lại hiệu quả thiết thực trong giúp nhau phát triển kinh tế.

Mô hình tín dụng tiết kiệm giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được thành lập và ra mắt đầu tiên tại chi hội phụ nữ xóm Chùa, xã Tử Nê năm 2004. Mô hình hoạt động theo tinh thần tự nguyện, định kỳ 1 tháng sinh hoạt 1 lần. Tham gia mô hình, mỗi hội viên đóng góp từ 30.000 đồng trở lên. Số tiền đóng góp được gửi tiết kiệm cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay trước với lãi suất 1%, mỗi tháng giúp đỡ 1-2 chị em vay vốn phát triển sản xuất.

Bà Bùi Thị Bọng, xóm Chùa trước đây có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2004, gia đình bà được chi hội cho vay 500 nghìn đồng từ mô hình tín dụng tiết kiệm của chi hội phụ nữ xóm, gia đình bà đã đầu tư mua lợn nái sinh sản. Ngoài ra, gia đình bà được bình xét vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện mở rộng đầu tư chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả. Nhờ đó, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, cuộc sống được cải thiện đáng kể.

Bà Bùi Thị Lạnh, trưởng nhóm tín dụng tiết kiệm xóm Chùa cho biết: Tổ có 85 thành viên, ban đầu số tiền đóng góp 6 triệu đồng, đến nay phát triển lên 98 triệu đồng. Đây là tiền chị em tự bỏ ra để giúp đỡ nhau nên rất tin tưởng và có trách nhiệm với đồng vốn của mình. Người vay có trách nhiệm trả đầy đủ.

Để bảo toàn nguồn vốn và phát huy hiệu quả, chị em được Hội cấp trên tạo điều kiện tham gia tập huấn về quản lý nguồn vốn, được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nhiều gia đình hội viên đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.Đến nay, trên địa bàn xã Tử Nê có 6 nhóm tín dụng tiết kiệm với 100% hội viên tham gia. Hàng năm, từ nguồn tín dụng tiết kiệm đã giúp trên 100 hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo xã giảm còn 5,5%.

Thông qua nhiều hình thức, cách làm sáng tạo, mô hình tiết kiệm đã,đang được các cơ sở Hội LHPN triển khai hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng phụ nữ,địa bàn, đơn vị. Phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được các cấp Hội chú trọng chỉ đạo thực hiện. Các cơ sở Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo, hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế như xây dựng quỹ Hội cho hội viên vay, thành lập mô hình tín dụng tiết kiệm tại chi tổ hội, nuôi lợn nhựa tiết tiệm, góp vốn xoay vòng được thực hiện tại 16 xã, thị trấn. Trong đó, tiết kiệm tại chi, tổ hội là loại hình tiết kiệm có số chị em tham gia đông nhất; tiết kiệm trong các tổ góp vốn xoay vòng là hình thức có số dư tiết kiệm cao nhất; tiết kiệm qua chương trình, dự án tín dụng của Hội, Ngân hàng CSXH là mô hình được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả,an toàn cao. Toàn huyện hiện có tổng số 209 chi, tổ nhóm tiết kiệm, với trên 9.000 hội viên tham gia,số dư tiết kiệm trên 5 tỷ đồng. Trong đó, mô hình tiết kiệm 124 tổ với 3.964 thành viên,quỹ tiết kiệm đạt trên 1,5 tỷ đồng, cho 353 thành viên vay vốn phát triển kinh tế, tiêu biểu trong thực hiện mô hình này là hội LHPN xã Ngọc Mỹ. Mô hình góp vốn xoay vòng giúp nhau phát triển kinh tế có 25 nhóm,1.290 thành viên, góp được trên 1,6 tỷ đồng cho 226 thành viên vay, tiêu biểu là xã Thanh Hối. Mô hình tín dụng tiết kiệm có 43 tổ,1.241 thành viên, tiết kiệm được trên 1,7 tỷ đồng cho 255 thành viên vay vốn, tiêu biểu là xã Tử Nê. Thông qua phong trào này, chị em phụ nữ đều có ý thức tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế để các hội viên có thêm điều kiện cải thiện kinh tế gia đình,chăm lo tốt cho việc học tập của con em. Mỗi cơ sở Hội trong năm đã giúp ít nhất 3 hộ thoát nghèo. Theo đó, trong 5 năm (2015-2020), đã có 460 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ thoát nghèo.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Bùi Minh Hồng cho biết: Mô hình tiết kiệm trong hội viên không những góp phần thực hiện an sinh xã hội, phát huy tinh thần tương thân tương ái, mà còn giúp chị em nâng cao ý thức,hiểu biết về cách thức tiết kiệm, từng bước xây dựng thói quen tiết kiệm trong đời sống hàng ngày. Mô hình đã tạo sức lan tỏa rất lớn trong hội viên, phụ nữ, vì đây chính là cụ thể hóa phong trào thi đua thực hành tiết kiệm theo tấm gương của Bác. Thông qua việc triển khai mô hình giúp các cấp Hội khẳng định vai trò, hiệu quả trong công tác vận động, hỗ trợ, đoàn kết hội viên, phụ nữ, góp phần xây dựng,phát triển tổ chức Hội vững mạnh. 


Hải Linh


Các tin khác


Hiệu quả từ mô hình nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp

(HBĐT) - Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,58%, đất có khả năng canh tác nông nghiệp chưa được sử dụng 10,58%, cùng điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển đàn bò, lai hóa đàn bò nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào khu vực nông thôn.

Huyện Tân Lạc: Vùng bưởi đỏ sẵn sàng vào vụ

(HBĐT) - Khi đợt mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão số 7 chấm dứt, nắng hửng lên cũng là lúc những trái bưởi đỏ căng tròn nức tiếng của vùng Mường Bi (Tân Lạc) bắt đầu chuyển vàng. Nhiều vườn bưởi đã vàng ruộm, chỉ khoảng hơn chục ngày nữa là vùng bưởi bước vào vụ thu hoạch tất bật.

Chậm đầu tư Khu công nghiệp Yên Quang

(HBĐT) - Tại cuộc khảo sát tình hình triển khai dự án đầu tư hạ tầng công nghiệp trên địa bàn xã Yên Quang (cũ)- nay là xã Quang Tiến (TP Hòa Bình), đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu: Nhà đầu tư hạ tầng là Công ty CP An Việt Hòa Bình cam kết về tiến độ và ký quỹ thực hiện dự án theo quy định; hoàn hiện các thủ tục đầu tư trước ngày 30/6/2020, bảo đảm kinh phí GPMB theo quy định, trong tháng 6/2020, phải có mặt bằng sạch để đầu tư xây dựng đường vào khu công nghiệp. Tuy nhiên đến nay, các nội dung công việc chậm hơn tiến độ đề ra.

Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong diễn ra từ ngày 6-11/11

(HBĐT) - Chiều 28/10, tại UBND huyện Cao Phong, Ban tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du miền núi phía Bắc - Tuần lễ cam Cao Phong năm 2020 (Hội chợ - Tuần lễ) tổ chức hội nghị họp bàn về công tác triển khai Hội chợ - Tuần lễ.

Khẩn trương sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV cho biết:  Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng hơn 8.400 ha, trong đó ngô hơn 3.500 ha, rau, đậu hơn 3.500 ha, còn lại là các cây màu khác như khoai tây, khoai lang, củ đậu… Để đảm bảo kế hoạch đề ra, khắc phục khó khăn về thời tiết, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư phục vụ sản xuất theo kế hoạch. Đồng thời, cử cán bộ thường xuyên đi cơ sở, hỗ trợ các địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát đồng ruộng, chỉ đạo sản xuất và hỗ trợ nông dân khắc phục tình trạng bất thuận của thời tiết, sâu bệnh.     

Đồng bộ các giải pháp thực hiện chỉ tiêu đô thị hóa đạt 38% vào năm 2025

(HBĐT) - "Trong nhiệm kỳ 2015-2020, với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, tỉnh Hòa Bình đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH, ngày 17/12/2019 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, theo đó, các đô thị được mở rộng, dân số tăng thêm, bên cạnh đó, đô thị Lương Sơn đã được Bộ Xây dựng công nhận đô thị loại IV, góp phần hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. Đến nay, chỉ tiêu đô thị hóa (ĐTH) tỉnh Hòa Bình đã đạt 28,69%, vượt chỉ tiêu đại hội nhiệm kỳ 2015-2020" - đồng chí Trần Hải Lâm, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục