(HBĐT) - Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 76,58%, đất có khả năng canh tác nông nghiệp chưa được sử dụng 10,58%, cùng điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Những năm qua, tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển đàn bò, lai hóa đàn bò nhằm xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào khu vực nông thôn.


Các hộ gia đình ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình)thăm quan mô hình trang trại chăn nuôi bò quy mô công nghiệp của Công ty TNHH Gia Phát Hoà Bình.

Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh chủ yếu tại hộ gia đình với quy mô nhỏ, đa số là giống bò vàng địa phương, chăn thả bán tự do, chất lượng con giống thấp. Thức ăn đa số tận dụng phế phụ phẩm của nông nghiệp, chưa chủ động trong kế hoạch trồng, chế biến thức ăn cho gia súc nên hiệu quả kinh tế thấp. Đội ngũ kỹ thuật thú y ở cơ sở thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

Từ thực tế đó, nhằm góp phần tạo động lực đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh, được Bộ KH&CN hỗ trợ, tháng 11/2016, Công ty TNHH Gia Phát Hoà Bình đã triển khai xây dựng và thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp’’ tại TP Hoà Bình. Qua hơn 3 năm thực hiện, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng đàn bò tại địa phương, tạo thêm sinh kế cho người dân trong vùng dự án.

Ông Phạm Ngọc Hà, đại diện Công ty Gia Phát Hòa Bình cho biết: Việc phát triển chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, mà còn giúp người dân địa phương tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, nhất là việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Theo đó, dự án được công ty triển khai gồm các nội dung: tạo đàn bò có chất lượng; xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hoá với mô hình vệ tinh trong các hộ dân vùng dự án; tiếp nhận, chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi quy mô lớn kết hợp mô hình nhỏ tạo ra vùng chăn nuôi theo hướng hàng hóa; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ thuật cơ sở, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật tổng hợp theo hướng sản xuất hàng hoá, an toàn sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh ngày một phát triển.

Tham gia làm mô hình vệ tinh từ đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Tỉnh, xóm Yên Hòa 1, xã Yên Mông đánh giá: Quá trình tham gia dự án chúng tôi đã nắm chắc quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò, vỗ béo bò thịt thâm canh; phòng và trị bệnh cho bò thịt; kỹ thuật trồng, chế biến một số giống cỏ, phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò; xử lý chất thải chăn nuôi và giảm mùi hôi trong chăn nuôi bò. Qua đó cho thấy, công nghệ được ứng dụng có hiệu quả thiết thực, phù hợp trình độ nhận thức, dễ thực hiện và có tính lan tỏa rộng; giá thành chăn nuôi hạ, tính bền vững cao; cải thiện vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; tạo thu nhập, việc làm ổn định cho các hộ tham gia dự án.

Sau hơn 3 năm triển khai dự án, Công ty Gia Phát Hoà Bình đã xây dựng được mô hình nuôi bò cái lai sinh sản tập trung quy mô 100 bò cái Zebu, bò lai 3/4 máu Brahman làm bò cái nền. Tại 3 xã Yên Mông, Sủ Ngòi, Dân Chủ đã có trên 20 mô hình phân tán quy mô 400 bò cái lai sinh sản. Bên cạnh đó, công ty còn là đầu mối liên kết giữa các mô hình vệ tinh để tiêu thụ sản phẩm từ con giống đến giết mổ, đưa sản phẩm ra thị trường.

Kết quả ban đầu đạt được khẳng định dự án đã và sẽ tạo việc làm với thu nhập ổn định, bền vững cho người dân trong chăn nuôi bò thịt theo hướng hàng hóa, giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm an toàn, chất lượng cao. Góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong ngành chăn nuôi theo định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.


Đức Phượng


Các tin khác


Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Tập huấn triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ngày 19/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”; hướng dẫn xây dựng dự án khởi nghiệp tham gia cuộc thi năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục