(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ở nông thôn, nhưng anh Bùi Văn Chúc, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) luôn xác định tự thân vận động, lựa chọn đường hướng phát triển kinh tế riêng. Thực hiện từ năm 2017, mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi do anh làm chủ đã bước đầu đem lại kết quả.


Thanh niên Bùi Văn Chúc, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) bên vườn cam đang bước vào thời kỳ kinh doanh.

Vườn cam sai trĩu quả chuẩn bị vào chu kỳ khai thác đầu tiên là thành quả của những nỗ lực và sự mạnh dạn của anh thanh niên 8X này. Trước đây, trên diện tích vườn đồi rộng 2,7 ha được bao phủ toàn bộ cây keo. Tuy nhiên, sau nhiều năm sản xuất, kinh doanh, diện tích cây trồng lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế không đáng kể. Anh Chúc tâm sự: Cách đây 4 năm, trong lần tham gia họp khu dân cư, hưởng ứng đợt phát động phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng thời, hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân tham gia đóng góp xây dựng quê hương, tôi đã chủ động bàn, vận động gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá bỏ vườn keo, cải tạo đất để trồng cam, bưởi. Cùng thời gian này, tôi trực tiếp đi tìm hiểu, gặp gỡ để học tập kinh nghiệm của một số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ở các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong.

Với việc trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi ở giai đoạn đầu đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn. Sau nhiều suy nghĩ, trăn trở và cân nhắc, anh quyết định áp dụng phương châm "lấy ngắn nuôi dài", mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua ô tô vận tải để mở rộng kinh doanh vật tư nông nghiệp và đầu tư kinh phí ban đầu cho diện tích cam, bưởi. Trong các năm 2016 - 2019, chi phí bình quân anh Chúc bỏ ra cho vườn cam, bưởi từ 300- 600 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nhờ vào việc kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi thuận lợi nên hàng năm, ngoài bù đắp nguồn đầu tư cho trồng trọt, anh còn đạt lợi nhuận từ 150 - 200 triệu đồng, riêng lợi nhuận năm 2019 đạt 250 triệu đồng.

Anh Chúc chia sẻ thêm: Quá trình triển khai, tôi có những thuận lợi về nguồn lao động, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, được tập huấn chuyển giao KHKT. Bên cạnh đó, vấn đề cần phải khắc phục là hệ thống thủy lợi xuống cấp, việc cải tạo đất từ trồng keo vất vả, phức tạp hơn. Vượt qua những khó khăn, trở ngại này, anh đã gây dựng được mô hình vườn đồi cam, bưởi quy mô hơn 2 ha. Kinh nghiệm được anh rút ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh là phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây trồng, bón phân theo hướng dẫn, không thu hoạch trong 3 năm đầu tiên. Trong kinh doanh, tăng cường mở rộng quan hệ với các điểm bán lẻ và hết sức quan tâm đến chất lượng, giá cả thị trường.

Dự kiến,niên vụ 2020-2021, anh Bùi Văn Chúc đạt lợi nhuận trên, dưới 300 triệu đồng từ vườn cam, bưởi. Kết hợp nguồn thu từ kinh doanh vật tư nông nghiệp, thu nhập bình quân sau khi đã trừ mọi chi phí đạt xấp xỉ 500 triệu đồng. Mô hình của anh tạo việc làm cho 2 lao động địa phương, với mức chi trả tiền công 5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, với vai trò là người đi đầu ở xóm, anh Chúc đã tuyên truyền, vận động, góp phần nhân rộng mô hình. Hiện nay, tại xóm Ấm đã có 10 hộ tham gia chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cam, bưởi có giá trị kinh tế cao hơn, nâng tổng diện tích cây ăn quả có múi của xóm lên trên 12 ha. Bên cạnh kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh, anh còn tích cực đóng góp, ủng hộ xây dựng các loại quỹ, nguồn kinh phí làm nhà văn hóa, cứng hóa đường giao thông và các công trình mương, bai thủy lợi, với số tiền 2-3 triệu đồng/năm. Giai đoạn 2016-2020, anh được khu dân cư bầu chọn là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nhân tố điển hình trong phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.


Bùi Minh


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục