(HBĐT) - Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng yếu kém... Thực trạng khó khăn trên tại xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đang dần được cải thiện nhờ Chương trình 135 tiếp sức.
Thông qua nguồn hỗ trợ cải thiện sinh kế, hộ dân xóm Biệng, xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi để giảm nghèo bền vững.
Đồng chí Bùi Văn Bến, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Sau sáp nhập, xã còn 5 xóm với 366 hộ, gần 1.700 nhân khẩu, dân tộc Mường chiếm 98%. Thời điểm năm 2018 trở về trước, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã chiếm gần 56%, trong đó, hộ nghèo chiếm 22,68%, cận nghèo chiếm 32,78%. Thực hiện chủ trương đầu tư Chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn, Quyết Chiến là một trong những địa phương hưởng lợi. Đặc biệt, từ năm 2019, xã được phân quyền làm chủ đầu tư các công trình, dự án thuộc chương trình, tạo điều kiện để chính quyền và Nhân dân phát huy dân chủ, quyết định việc bố trí các công trình phù hợp với thực tế địa phương, thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của chương trình. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ xã và cộng đồng được tập huấn nâng cao năng lực, kinh nghiệm tổ chức, quản lý, vận hành các công trình, dự án, tạo thuận lợi về mặt kỹ thuật để triển khai đúng tiến độ, đảm bảo quy trình, thủ tục, chất lượng công trình.
Bên cạnh việc thành lập, củng cố Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách xóm, nhất là với các xóm đặc biệt khó khăn, xã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong Nhân dân bằng hình thức họp dân lấy ý kiến xây dựng các công trình, dự án. Lồng ghép tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất để phục vụ thi công công trình, tuyên truyền để người dân hiểu về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa chương trình.
Giai đoạn 2019-2020, xã được hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng. Từ nguồn vốn đã thực hiện công trình đường liên xóm Bắc Hưng đi xóm Thung, tổng kinh phí 370 triệu đồng; công trình nhà hiệu bộ trường mầm non xã Quyết Chiến, tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng; công trình nhà văn hóa xóm Biệng, tổng kinh phí 350 triệu đồng. Các công trình được triển khai đã huy động nguồn lực Nhân dân đóng góp kinh phí 90 triệu đồng.
Một trong những ưu tiên của Chương trình 135 đối với xã vùng cao Quyết Chiến là hỗ trợ phát triển sản xuất, nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Trong các năm 2019-2020, Nhân dân các xóm thuộc diện hộ nghèo đã được hỗ trợ 9,1 tấn phân bón để cải tạo vườn tạp, góp phần tăng năng suất cây trồng. Cũng từ nguồn vốn chương trình hỗ trợ giống vật nuôi cho các hộ, với tổng kinh phí 244 triệu đồng.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã khẳng định: Chương trình có sự tác động tích cực đặc biệt đến người dân toàn xã, thông qua các chỉ số quan trọng như thu nhập của người dân được hưởng lợi tăng lên rõ rệt, có thêm công cụ sản xuất, cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của địa phương và nhu cầu thị trường. Mức sống của các hộ thuộc diện đầu tư của chương trình được cải thiện trên mọi mặt. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo được Nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo đà cho sản xuất phát triển, cải thiện đời sống, làm thay đổi diện mạo nông thôn, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Dự kiến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30 triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 22%.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư T.Ư Đảng 7 (khóa X) về "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2020” (Đề án 61), trong 10 năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, huy động nông dân toàn huyện chung tay thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Hoạt động đấu giá tài sản vẫn còn tồn tại, hạn chế, yếu kém, như việc xác định giá để làm giá khởi điểm tài sản đấu giá còn chưa sát với giá thị trường; việc lựa chọn tổ chức đấu giá chưa khách quan.
Các địa phương và ngành Công Thương đã cân đối nhu cầu thị trường, đảm bảo đầy đủ nguồn hàng phục vụ nhân dân đón Tết vui tươi, ấm cúng.
(HBĐT) - Năm 2014, Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong đã khẳng định thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường và người tiêu dùng trong cả nước. Từ năm 2019, huyện Cao Phong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện đã góp phần bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 3/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo (BCĐ) cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Dự họp có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 26/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-UBND về phê duyệt Đồ án quy hoạch (QH) xây dựng vùng huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hòa Bình đến năm 2040.