(HBĐT) - Ngày 26/10, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-UBND về phê duyệt Đồ án quy hoạch (QH) xây dựng vùng huyện Lạc Thuỷ tỉnh Hòa Bình đến năm 2040.


Đồ án quy hoạch huyện Lạc Thủy xác định tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội, mang tính liên kết. Ảnh: Hàng năm, chùa Tiên thu hút đông đảo du khách tới chiêm bái.

Phạm vi lập QH bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Lạc Thủy. Quy mô diện tích nghiên cứu lập QH khoảng 313,59 km2.

Đồ án QH phân vùng chức năng gồm: Tiểu vùng I là vùng nông nghiệp, công nghiệp, du lịch phía Bắc, bao gồm thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Phú Thành, Phú Nghĩa. Tiểu vùng II: vùng kinh tế động lực phía Đông Nam, bao gồm thị trấn Chi Nê, các xã Đồng Tâm, Khoan Dụ, Yên Bồng. Tiểu vùng III: vùng nông lâm nghiệp, công nghiệp phía Tây Nam, bao gồm các xã Hưng Thi, Thống Nhất, An Bình.

Về tổ chức không gian vùng: Phân bố không gian phát triển nông nghiệp hài hòa các vùng chuyên canh sản xuất tập trung và nông nghiệp công nghệ cao; sản xuất lâm nghiệp; chăn nuôi, thủy sản; bố trí các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng tại các xã An Bình, Yên Bồng, Khoan Dụ, Thống Nhất, các khu vực được phép khai thác theo quy hoạch vật liệu tỉnh và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch đặc trưng; Tăng cường tính liên kết du lịch huyện Lạc Thủy với cụm du lịch Kim Bôi - Lạc Thủy - Yên Thủy, du lịch huyện Lạc Thủy với toàn tỉnh và các vùng lân cận.

QH xây dựng việc phân bố không gian phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về: Hệ thống công trình hành chính, trụ sở cơ quan; dịch vụ thương mại; công trình y tế; công trình GD-ĐT và hệ thống các công trình văn hóa, TD – TT.

Bên cạnh đó, Đồ án QH định hướng phát triển khu vực đô thị đến năm 2030, huyện Lạc Thủy có 2 đô thị, trong đó tập trung cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp 2 đô thị hiện hữu, đáp ứng tối đa các tiêu chuẩn đô thị loại V cho thị trấn Ba Hàng Đồi và xây dựng lộ trình nâng loại đô thị Chi Nê thành đô thị loại IV. Hình thành đô thị mới Thống Nhất theo chuẩn đô thị loại V. Định hướng đến năm 2040, huyện Lạc Thủy có 3 đô thị: đô thị Chi Nê theo chuẩn đô thị loại IV; đô thị Ba Hàng Đồi, đô thị mới Thống Nhất theo chuẩn đô thị loại V.

Về định hướng phát triển khu vực nông thôn, triển khai xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, về đích huyện NTM trong năm 2021. Cải tạo, nâng cấp các đơn vị ở hiện hữu, xây dựng các khu dân cư mới kiểu mẫu gắn với vùng sản xuất, nông lâm, công nghiệp, thương mại tại các thôn và trung tâm xã. Đến năm 2040, số đơn vị xã còn lại của huyện sau khi xã Thống Nhất dự kiến hình thành đô thị là 7 xã gồm: Phú Nghĩa, Phú Thành, Khoan Dụ, Đồng Tâm, Yên Bồng, Hưng Thi và An Bình. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển hạ tầng nông thôn theo quy hoạch.

Đồ án QH cũng định hướng về QH sử dụng đất; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; bảo vệ môi trường và các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên… 

 

H.N (TH)

Các tin khác


Cựu chiến binh xã Hòa Sơn gương mẫu làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Hòa Sơn (Lương Sơn) luôn gương mẫu, tích cực tìm tòi, sáng tạo phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tính đến hết quý III/2020, thu nhập bình quân của hội viên CCB ước đạt 45 triệu đồng, không có hộ nghèo và cận nghèo. Đời sống gia đình hội viên được cải thiện, thu nhập không ngừng được nâng cao.

Xã Đồng Tâm phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Đồng Tâm là xã thuộc tốp đầu của huyện Lạc Thủy về phát triển kinh tế rừng. Toàn xã có 2.954,65 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên 1.806,77 ha, rừng trồng 1.147,88 ha. Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 165,22 ha. Từ lợi thế đó, những năm qua, người dân Đồng Tâm tập trung trồng rừng, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng… đem lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống của bà con.

Từng bước khắc phục thực trạng giao thông nông thôn ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Với địa hình hiểm trở, chịu nhiều tác động của bão lũ thiên tai, huyện vùng cao Đà Bắc là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh về hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT). Tuy nhiên, những năm gần đây, thực trạng trên đã từng bước được cải thiện nhờ sự đồng hành của phong trào xây dựng GTNT gắn với chương trình MTQG xây dựng NTM.

Hình thành những thửa ruộng lớn ở xã vùng sâu An Bình

(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất thứ 3, bà con nông dân thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) đồng loạt đưa các loại máy móc cơ giới vào đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, thay vì phải gặt tay và đập lúa thủ công, các hộ dân chỉ việc chuẩn bị sẵn bao đựng và phương tiện chở về nhà. Việc gặt, đập đã có máy liên hợp làm thay. Với sức mạnh của khoa học công nghệ, công việc thu hoạch trên cánh đồng lúa rộng vài ha hoàn tất chỉ trong 1 buổi.

Thành phố Hòa Bình: Góp sức giảm nghèo cho những xã vùng ven

(HBĐT) - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã (10 phường, 9 xã). Diện tích, dân số tăng, theo đó, số hộ nghèo cũng tăng lên, tập trung ở các xã vùng ven. Trên nền tảng cuộc vận động "Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, TP Hòa Bình đang dồn lực để đảm bảo an sinh xã hội cho những xã vùng ven phát triển.

Thanh niên tiên phong trong chuyển đổi cây trồng ở xã Văn Nghĩa

(HBĐT) - Sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả ở nông thôn, nhưng anh Bùi Văn Chúc, xóm Ấm, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) luôn xác định tự thân vận động, lựa chọn đường hướng phát triển kinh tế riêng. Thực hiện từ năm 2017, mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi do anh làm chủ đã bước đầu đem lại kết quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục